Ứng dụng tin học trong công tác quản lý:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội ở BHXH quận hà đông TP hà nội (Trang 73)

3.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông

3.2.4 Ứng dụng tin học trong công tác quản lý:

Ứng dụng tin học trong công tác quản lý hồ sơ hưởng BHXH là một điều cần thiết khách quan. Vì trong thời đại khoa học cơng nghệ hiện nay việc sử dụng tin học đã trở thành phổ biến. Và việc sử dụng tin học giúp cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức lưu trữ và xây dựng chương trình quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH được nhanh gọn và chính xác hơn. Nó có thể giúp cán bộ bảo hiểm tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, và làm được nhiều công việc vượt ra khỏi tầm khả năng, do đó nâng cao hiệu quả công tác của các cán bộ BHXH.

Hiện nay cho thấy trình độ tin học của các cán bộ BHXH cịn chưa cao, việc nắm bắt các cơng nghệ tin học mới còn chậm. Do vậy cơ quan BHXH cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo tin học cho các cán bộ.

Thường xun nghiên cứu và tìm tịi sáng tạo ra các phần mềm quản lý mới có tính ưu việt hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cũng nên phối hợp với bộ phận khoa học công nghệ và thông tin để làm các phần mềm này.

3.2.5 Xử phạt nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm chính sách BHXH theo pháp luật

- Để xử lý nợ đọng BHXH, BHXH quận Hà Đông chỉ đạo trước hết cán

cụ thể từng nguyên nhân, phải cùng đơn vị tháo gỡ những hạn chế, khó khăn; nếu thực sự khơng có khả năng đóng BHXH cho người lao động do các nguyên nhân khách quan, BHXH quận Hà Đông sẽ báo cáo các ngành, các cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, chỉ trường hợp cố tình trốn tránh mới tiến hành khởi kiện ra tồ theo quy định của pháp luật. - Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như qua các kênh thong tin truyền thông đại chúng, qua báo, đài phát thanh, đài truyền hình, tờ rơi... để người lao động một mặt hiểu được chế độ chính sách về BHXH, mặt khác, gây thêm sức ép đối với chủ các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

- Chủ động đơn đốc thu nợ BHXH, rà sốt, phân loại các đơn vị nợ đọng để có kế hoạch xử lý cụ thể đối với từng đơn vị; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đóng-hưởng, đóng đến đâu xác nhận và thực hiện giải quyết chế độ đến đó; tính lãi suất chậm nộp đầy đủ theo quy định hiện hành.

- Triển khai kiểm tra, phối hợp thanh tra chuyên đề về BHXH, trước hết là đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định trong lĩnh vực BHXH; thực hiện khởi kiện ra Toà án đối với những đơn vị cố tình vi phạm sau khi đã áp dụng biện pháp hành chính. - Đã đến lúc phải có cơ chế, chính sách để xác lập, xây dựng và duy trì các kênh trao đổi thông tin phù hợp và thuận lợi cho DN và NLĐ với cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ; thực hiện cải cách hành chính, tổ chức cơng việc thực sự khoa học, giải quyết các yêu cầu của DN, NLĐ đăng ký tham gia, giải quyết quyền lợi BHXH thuận lợi, chính xác. Đối với các hành vi cố ý khơng đóng hoặc nợ BHXH kéo dài cần được phát hiện, xử lý kiên quyết theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật cần phát huy tính răn đe của các biện pháp xử phạt bằng kinh tế.

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp

Trước hết, cụ thể hoá Luật BHXH, trong đó tập trung xác định rõ đối tượng tham gia BHXH bao gồm đối tượng bắt buộc BHXH là người làm công ăn lương của cả khu vực công và khu vực tư và BHXH tự nguyện cho mọi người dân theo ngun tắc có đóng bảo hiểm thì được nhận trợ cấp theo quy định, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của người tham gia BHXH, trách nhiệm của tổ chức BHXH, của các Bộ, ngành liên quan như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và đầu tư…

Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương thực hiện kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi bộ, Đảng bộ "trong sạch, vững mạnh" hàng năm. Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để các đơn vị này có điều kiện tham gia BHXH cho người lao động.

Có cơ chế phối hợp từ Bộ, ngành Trung ương, hướng dẫn kịp thời

thống nhất các quy định của Luật BHXH, đặc biệt là chế độ tiền lương làm cơ sở đóng - hưởng của người lao động trong các đơn vị ngoài quốc doanh hướng dẫn về quy trình, thủ tục cụ thể trong việc xử lý các hành vi vi phạm Luật BHXH và biện pháp xử lý triệt để nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế của Luật, kể cả từ các xử lý đơn giản như tính lãi chậm nộp hay khấu trừ tài khoản trong ngân hàng...

Để chính sách BHXH được tiếp tục hoàn thiện, thời gian tới cần mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; hoàn thiện các chế độ BHXH như tuổi nghỉ hưu, cách tính và mức hưởng lương hưu bảo đảm nguyên tắc đóng-hưởng và có chia sẻ cộng đồng; xây dựng loại hình BHXH tự nguyện, trên cơ sở xác định rõ vai trị, trách nhiệm của các tổ chức đồn thể, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và có chế tài thực hiện BHXH, trong đó quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức BHXH.

3.3.2 Các cơ quan Nhà nƣớc và cơ quan cấp trên cần tăng cƣờng kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động thu BHXH

Công tác kiểm tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại địi hỏi tính chun mơn, hiểu biết sâu rộng, đạo đức tác phong nghiêm túc, có thái độ hịa nhã, giải thích hướng dẫn rõ ràng, tránh gây phiền hà cho đối tượng. Đổi mới, hoàn thiện, chuyển đổi cung cách làm việc từ hành chính sang tổ chức phục vụ đối tượng. Để đáp ứng được yêu cầu đó, phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức tác phong cho đội ngũ cán bộ cơng chức. Phân cơng, bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với năng lực từng người, thực hiện phân công theo hướng chuyên sâu nghiệp vụ như thu, chi, khám chữa bệnh... nhưng đều có thể xử lý, giải quyết cơng việc khác theo sự phân cơng, sắp xếp khi có u cầu.

Thực hiện các cuộc kiểm tra theo trình tự quy định: xây dựng đề cương, thông báo nội dung cần kiểm tra để đảm bảo thực hiện kiểm tra có hiệu quả, kịp thời đưa ra thơng báo kết luận xử lý sau kiểm tra.

Đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc các kết luận kiểm tra, nhất là các vấn đề về đóng góp các khoản nợ, truy nộp BHXH để giải quyết kịp thời chế độ BHXH cho người lao động. Phối hợp các cơ quan chức năng (Ban Kiểm tra, BHXH Việt Nam; Sở Lao động - Thương binh & Xã hội; Thanh tra và UBND các phường để xử lý những đơn vị không hoặc chấp hành chưa nghiêm túc, xử lý sau kiểm tra nhằm thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra BHXH tại các đơn vị trên địa bàn.

3.3.3 Xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm chính sách pháp luật BHXH

- Tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra đối với khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi... kiểm sốt chặt chẽ số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động để có thể triển khai việc quản lý thu BHXH cũng như giải quyết kịp thời chế độ BHXH đối với người lao động đúng chính sách tránh vận dụng tuỳ tiện pháp luật.

- Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương phép nước nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH; nâng cao đời sống văn hoá cũng như các điều kiện về kinh tế-xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân, nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp luật... Đây là những biện pháp liên quan khơng chỉ đến ngành BHXH mà cịn cần sự giải quyết của các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ quan thực thi pháp luật.

- Đề xuất kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật BHXH, tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc hồn thiện các quy định của pháp luật về BHXH theo hướng cụ thể hoá các quy phạm pháp luật, tránh những quy định có tính chung chung, tạo ra những kẽ hở để lách luật, xây dựng các quy phạm mang tính đơn trị về nghĩa, tránh sự thiếu rõ ràng gây cản trở cho việc áp dụng pháp luật, gây dẫn đến sự tuỳ tiện vận dụng trong việc giải quyết chính sách BHXH. Tập trung nghiên cứu và triển khai về mức xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe, phịng ngừa. Bên cạnh đó cần quy định đồng bộ các giải pháp về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, chuyên sâu về lĩnh vực này nhằm đảm bảo công tác thanh, kiểm tra về BHXH đạt hiệu quả cao.

- Phát huy những biện pháp cụ thể hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH và phịng ngừa có hiệu quả, ngăn chặn tiến tới, không để xảy ra các vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Nghiêm túc xem xét, thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư tố cáo các trường hợp có dấu hiệu vi phạm; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với các đồn thể, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp… huy động nhiều cấp, nhiều ngành tham gia đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực BHXH nói riêng. Đồng thời, cần có sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ cán bộ bảo vệ pháp luật đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bảo vệ pháp luật cũng như xét xử và cải tạo những đối tượng có hành vi vi phạm để góp phần vào việc phòng ngừa sai phạm tái diễn.

KẾT LUẬN

BHXH là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng, khi người dân được thụ hưởng các thành quả của kinh tế. BHXH không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà cịn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chính trị.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sức ép trên thị trường lao động ngày một tăng lên. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế nước nhà vẫn đang gặp khó khăn do tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. BHXH chính là sự cần thiết khách quan và không thể thiếu được đối với người lao động. Hoạt động BHXH đã ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ Ngân sách nhà nước tạo nguồn vốn khá lớn để đầu tư tăng trưởng phát triển kinh tế.

Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông là cơ quan thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trên địa bàn thành phố. Trải qua 15 năm kể từ khi thành lập cho đến nay, BHXH quận Hà Đông đã luôn thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người lao động và các đối tượng thụ hưởng chính sách, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an sinh xã hội tại địa phương

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Em hy vọng rằng mình sẽ tự rút ra được những bài học, những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại BHXH quận Hà Đông và tin rằng quý đơn vị trong thời gian tới sẽ ngày càng hoạt động tốt hơn và đủ điều kiện để khắc phục những tồn tại, và thực hiên được những giải pháp để trở thành đơn vị đi đầu trong công tác thu BHXH trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Bảo hiểm. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Định. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình An sinh xã hội. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Định. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Bảo hiểm xã hội - Những điều cần biết. Nhà xuất bản Thống kê Hà nội

4. Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007, Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/20;Quyết định số 4427/BHXH-BT

5. QĐ thu 6051/QĐ-BHXH

6. Luật BHXH và hệ thống câu hỏi - Nhà xuất bản Lao động xã hội 7. Một số địa chỉ website:

http://tapchibaohiemxahoi.org.vn/ Tạp chí Bảo hiểm xã hội

http://bhxhhn.com.vn Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà nội http://baohiemxahoi.gov.vn Trang tin điện tử BHXH Việt Nam http://my.opera.com

http://webbaohiem.net Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam http://www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH : An sinh xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế BNN : Bệnh nghề nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNNCL : Doanh nghiệp ngồi cơng lập HTX : Hợp tác xã

HĐLĐ : Hợp đồng lao động HCSN : Hành chính sự nghiệp KCB: Khám chữa bệnh

LĐ – TB&XH : Lao động thương binh và xã hội NLĐ: người lao động NSDLĐ : người sử dụng lao động NSNN : Ngân sách nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNLĐ : Tai nạn lao động TP : Thành phố

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1

CHƢƠNG I ...................................................................................................... 3

TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH ........................... 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ BHXH ....................................................................... 3

1.1.1 Sự cần thiết và vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. .. 5

1.1.2 Bản chất và chức năng của BHXH .................................................. 8

1.1.3 Hệ thống chế độ BHXH ................................................................. 12

1.1.4 Qũy BHXH ..................................................................................... 14

1.2 Công tác thu BHXH ...................................................................................... 19

1.2.1 Vai trị của cơng tác thu BHXH ...................................................... 19

1.2.2 Cơ sở và nguyên tắc thu BHXH .................................................... 21

1.2.3 Quy trình thu BHXH ....................................................................... 22

1.2.4 Quản lý thu BHXH ....................................................................... 23

CHƢƠNG II .................................................................................................. 26

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU BHXH TẠI ..................................... 26

BHXH QUẬN HÀ ĐÔNG ............................................................................ 26

2.1 Giới thiệu khái quát về BHXH quận Hà Đông ........................................... 26

2.1.1 BHXH quận Hà Đông ..................................................................... 26

2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH quận Hà Đông ..................... 28

2.1.3 Một số kết quả hoạt động của BHXH quận Hà Đông trong thời gian gần đây ...................................................................................................... 32

2.2 Thực trạng hoạt động thu BHXH tại BHXH quận Hà Đơng. .................... 34

2.2.2 Quy trình thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông ............................. 35

2.2.3. Phương pháp thu BHXH ................................................................ 37

2.2.4 Kết quả thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông ................................. 40

2.3 Đánh giá hoạt động thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông ........................ 58

2.3.1 Những thành tựu đạt được ............................................................... 58

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân .................................................... 61

CHƢƠNG III ................................................................................................. 65

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội ở BHXH quận hà đông TP hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)