TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của lãi SUẤT đến CHI PHÍ và lợi NHUẬN của NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 56 - 61)

2006 đã ảnh hƣởng nhiều hay ít, ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, từ đó thấy đƣợc sự ảnh hƣởng đến chi phí lãi của

4.2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN LỢI NHUẬN

Bảng 14: LỢI NHUẬN TỪ LÃI CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 (%) 2006/2005 (%) Tốc độ tăng bình quân (%) Thu từ lãi 67.676 98.988 126.513 46,27 27,81 44,13 Chi phí lãi 42.037 72.582 89.869 72,66 23,82 56,89

Lợi nhuận từ lãi 25.639 26.406 36.644 3,00 38,77 21,46 Tỷ trọng lợi nhuận từ lãi/

Tổng lợi nhuận (%)

47,29 190,18 150,43 302,16 (20,90) 109,05

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang năm 2004, 2005, 2006)

Qua bảng 14 dễ thấy lợi nhuận từ lãi của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm, năm 2005 tăng so với năm 2004 3%, nhưng đến năm 2006 so với năm 2005, tăng 38,77%, làm cho tốc độ tăng bình quân là 21,46%. Nhìn vào tốc độ tăng bình

quân của các chỉ tiêu ta thấy tốc độ tăng chi phí lãi là cao hơn tất cả, tốc độ tăng thu từ lãi bé hơn tốc độ tăng chi phí lãi làm cho tốc độ tăng lợi nhuận từ lãi càng giảm hơn. Điều đó cho thấy lãi suất thay đổi (tăng) đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến chi phí lãi, thu nhập lãi, lợi nhuận từ lãi, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổng chi phí, tổng thu nhập, tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Có một mối tương quan mật thiết giữa lợi nhuận từ lãi và lợi nhuận ngoài lãi. Đây là hai thành phần tạo nên lợi nhuận.

25.639 26.406 36.644 28.577 -12.521 -12.284 -20 -10 0 10 20 30 40

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Lợi nhuận từ lãi Lợi nhuận ngồi lãi

Hình 11: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN CƠ CẤU LỢI NHUẬN CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 -2006)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang năm 2004, 2005, 2006)

Qua sơ đồ biểu diễn cơ cấu lợi nhuận trên ta thấy, hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang trong những năm 2004, 2005, 2006 đều có lãi. Tuy nhiên, ở mỗi năm lại có sự khác biệt trong các yếu tố tạo thành lợi nhuận. Năm 2004, mức lãi đạt 54.216 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ lãi và lợi nhuận ngoài lãi đều dương, lợi nhuận từ lãi thấp hơn lợi nhuận ngồi lãi là do có khoản thu nhập bất thường từ nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng là 32,166 tỷ đồng nên lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng rất cao. Lợi nhuận năm 2005 chỉ bằng 25,61% so với năm 2004, trong đó lợi nhuận từ lãi tăng cịn lợi nhuận ngồi lãi âm 12,5 tỷ đồng, làm cho tổng lợi nhuận giảm. Năm 2006, lợi nhuận tăng so với 2005 là 75,44%, trong đó lợi nhuận từ lãi

tiếp tục tăng cao (như đã phân tích phần trên), cịn lợi nhuận ngồi lãi vẫn âm 12,28 tỷ đồng. Điều đó cho thấy lãi suất có ảnh hưởng sâu sộng trong hoạt động ngân hàng. Với sự biến động lãi suất như đã phân tích đã làm thay đổi mạnh mẽ trong hầu hết các chỉ tiêu tài chính ngân hàng.

Như trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh đã đưa, tốc độ tăng doanh thu là 10,82% năm 2005 so với năm 2004, 15,33% năm 2006 so với năm 2005. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí năm 2005 gấp đơi năm 2004, năm 2006 tiếp tục tăng thêm 7,2% so với năm 2005, nghĩa là gấp 2,16 lần năm 2004, kéo theo tốc độ lợi nhuận giảm, năm 2005 giảm 72,35% so với năm 2004, năm 2006 tăng 75,44% so với năm 2005 nhưng nếu so với kỳ gốc năm 2004 thì năm 2006 giảm 51,49%. Như vậy năm 2006 Chi nhánh hoạt động tốt trở lại nhưng thực sự vẫn cịn nhiều vấn đề cần xem xét. Trong đó, vấn đề đầu tiên là tốc độ tăng thu nhập từ lãi so với tốc độ tăng chi phí từ lãi. Năm 2005 tốc độ tăng thu nhập từ lãi là 46,27%, tốc độ tăng chi phí lãi là 72,66%. Năm 2006 tốc độ tăng thu nhập lãi là 27,81%, tốc độ tăng chi phí lãi là 23,82%. Bình qn, tốc độ tăng thu nhập lãi là 44,13%, tốc độ tăng chi phí lãi là 56.89%. Như vậy, với sự biến động và tốc độ tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.

Cụ thể trong đó, chi phí lãi năm 2004 chiếm 82,25% trong tổng chi phí, năm 2005 chiếm 70,71% trong tổng chi phí, năm 2006 chiếm 81,67% trong tổng chi phí. Ta thấy chi phí lãi ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cho nên việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đến chi phí kinh doanh của ngân hàng, làm giảm tỷ suất doanh lợi, tăng tỷ lệ chi phí trong tổng doanh thu, năm 2005, 2006 tỷ lệ chi phí trong tổng doanh thu luôn trên 80%, đây là 1 con số khá lớn.

Với sự biến động và tốc độ tăng lãi suất cho vay cũng đã ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên, đây là ảnh hưởng tốt, thu thập từ lãi tăng với tốc độ ngày càng cao đồng thời chiếm tỷ trọng lớn. Thu từ lãi năm 2004 chiếm 64,39% trong tổng thu nhập, năm 2005 chiếm 84,91%, năm 2006 chiếm 94,14%. Mặc dù vậy nó cũng đã góp phần làm giảm doanh số cho vay và tổng dư nợ

của ngân hàng. Như vậy, mỗi một sự biến động lãi suất sẽ ảnh hưởng mạnh đến thu nhập lãi, kéo theo sự ảnh hưởng đến tổng doanh thu và các chỉ tiêu tài chính trong ngân hàng. Sau đây là bảng tống kết một số chỉ tiêu so sánh:

Bảng 15: MỘT SỐ CHỈ TIÊU SO SÁNH

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2005/2004 2006/2005 Tốc độ tăng bình quân Tốc độ tăng doanh thu 10,82 15,33 13,90 Tốc độ tăng thu từ lãi 46,27 27,81 44,13 Tốc độ tăng chi phí 101,50 7,20 58,00 Tốc độ tăng chi phí lãi 72,66 23,82 56,89 Tốc độ tăng lợi nhuận từ lãi 3,00 38,77 21,46 Tốc độ tăng lợi nhuận (72,35) 75,44 (27,53)

(Nguồn: Tính tốn số liệu)

Tóm lại:

- Qua phân tích sự biến động của lãi suất huy động trong 3 năm 2004 - 2006, đồng thời đánh giá tình hình huy động vốn VND và USD, ta thấy được lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Từ lãi suất huy động sẽ quyết định đến việc tính chi phí lãi cho ngân hàng. Theo phân tích ở mục 4.2.1 thì khoản mục chi phí lớn nhất trong tổng chi phí là khoản mục chi phí lãi. Nếu lãi suất huy động vốn hay lãi suất đi vay quá cao sẽ đẩy chi phí lên cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu vẫn giữ mức lãi suất thấp thì qua phân tích những nhân tố ảnh hưởng như mục 2.1.1.8 ngân hàng sẽ không thể huy động vốn để hoạt động. Nhà quản trị phải cân nhắc kỹ, có những quyết định đúng đắn khi đưa ra mức lãi suất huy động cho ngân hàng mình.

- Quyết định lãi suất cho vay cũng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Nhà quản trị phải dựa trên tình hình cụ thể của địa bàn kinh doanh, dựa vào tình hình hiện tại của ngân hàng mà đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp. Theo phân tích tại mục 4.2.2 thì thu nhập từ lãi là khoản thu nhập chủ yếu tạo nên

doanh thu, cho nên nhà quản trị phải đưa ra mức lãi suất mà tại đó vẫn đảm bảo được doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, hạn chế nợ quá hạn, đồng thời mang lại doanh thu cao cho ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi.

- Là một yếu tố được hình thành từ 2 yếu tố chi phí và doanh thu, lợi nhuận là hiệu số của 2 thông số này. Lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận thể hiện qua việc ảnh hưởng thu nhập lãi và chi phí lãi. Sự tác động lại được tính tốn thơng qua lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Như vậy quyết định lãi suất của ban lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói riêng và của tất cả các ban lãnh đạo ngân hàng, tổ chức tín dụng nói chung là vơ cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của lãi SUẤT đến CHI PHÍ và lợi NHUẬN của NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)