5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÕN TỒN TẠI CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TỒN TẠI
5.1.1 VỀ MẶT TÍCH CỰC
Năm 2006 nền kinh tế của tỉnh Kiên Giang tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch. Chủ trương của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành có lợi thế so sánh, nhất là thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch, tạo bước phát triển mạnh mẽ trước thềm hội nhập quốc tế 1.4.2007, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn bám sát chủ trương của tỉnh và của Vietcombank Trung Ương. Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Kiên Giang đã đạt được các chỉ tiêu đề ra như: huy động vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, công tác ngân quỹ, thanh toán trong nước… Chi nhánh vẫn tiếp tục nâng cấp, đổi mới, hoàn thiện và chiếm thị phần lớn trên địa bàn.
Công tác kiểm tra nội bộ được tăng cường, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động nhằm phát hiện những thiếu sót, sữa chữa kịp thời. Giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn đúng định hướng và mang lại hiệu quả cho bản than ngân hàng và cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Công tác tổ chức được kiện toàn, đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
5.1.2 KHÓ KHĂN CÕN TỒN TẠI
Nguồn vốn huy động của chi nhánh có tăng nhưng chưa cao, tỷ trọng trong tổng vốn còn thấp. Nguyên nhân là do thị phần huy động của Vietcombank Kiên Giang chưa thật sự lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn huy động tiền gửi với lãi suất cao, trả lãi linh hoạt, khuyến mãi huy động vốn diễn ra suốt năm, cho nên chi nhánh gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn.
Năm 2006 thị trường xuất khẩu gạo thì thuận lợi nhưng nguồn lương thực bị giảm do dịch bệnh, giá cả lương thực vào cuối năm tăng cao, chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo để bình ổn giá thị trường nội địa và đảm bảo an tồn lương thực. Chính vì vậy ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, dư nợ cho thu mua gạo xuất khẩu giảm mạnh.
Mặt hàng xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn về thị trường, rào cản kỹ thuật, các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh đang trong giai đoạn cổ phần hóa, nên sản xuất kinh doanh không ổn định, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh.
Nợ quá hạn thu hồi được rất it do sản xuất khơng hiệu quả nên người vay khơng có nguồn thu để trả nợ, công tác xử lý nợ quá hạn cũng gặp nhiều khó khăn.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN TRỊ TỐT HƠN VẤN ĐỀ LÃI SUẤT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG KIÊN GIANG
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cần thực hiện điều chỉnh sự phù hợp giữa việc tăng doanh thu và chi phí sao cho tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí, như vậy sẽ đảm bảo chi nhánh hoạt động có lợi nhuận. Đối với Vietcombank Kiên Giang, để nâng cao lợi nhuận có nhiều giải pháp khác nhau như: gia tăng nguồn vốn có chi phí thấp, tăng cường hiệu quả trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn, mở rộng mạng lưới, mở rộng và phát triển các dịch vụ (như: chi trả lương, thanh tốn thẻ,..), tăng cường cơng tác kiểm tra nội bộ, thực hiện tốt và đầy đủ công tác marketing, cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp với thời đại, khai thác triệt để thế mạnh kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chi nhánh, và các giải pháp khác nếu có.
Ở đây, do hạn chế về đề tài nghiên cứu và ý muốn đi sâu phân tích một khía cạnh nhỏ, đó là lãi suất, nên sinh viên thực hiện chỉ đưa ra một vài phải pháp để quản trị tốt hơn vấn đề lãi suất cho ngân hàng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Vietcombank Kiên Giang. Theo ý kiến chủ quan và cách nhìn nhận vấn đề của sinh viên thực hiện thì chi nhánh có thể quản trị tốt hơn vấn đề lãi suất trong giai đoạn hiện nay bằng một số giải pháp như sau:
Một là kiểm soát chặt chẽ các loại lãi suất, bao gồm lãi suất huy động và lãi
suất cho vay. Chi nhánh có thể thực hiện điều này bằng cách thường xuyên theo dõi lãi suất của thị trường, đối thủ cạnh tranh, đồng thời kiểm tra tình hình hoạt động của mình một cách sâu sát nhằm kịp thời có hướng điều chỉnh phù hợp lãi suất hiện hành. Việc kiểm soát chặt chẽ như vậy giúp cho nhà lãnh đạo có được cái nhìn tổng qt mọi khía cạnh trước khi quyết định thay đổi lãi suất. Đồng thời cũng giúp nhà quản trị có được sự dự đốn lãi suất tương lai một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, việc kiểm tra một cách chặt chẽ lãi suất sẽ là một yếu tố không thể thiếu khi các nhà quản trị muốn xác định đồng tiền kinh doanh, nên kinh doanh đồng tiền nào thì mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, và kinh doanh bao nhiêu là hợp lý.
Hai là duy trì tốc độ tăng lãi suất cho vay cao hơn hoặc bằng tốc độ tăng lãi suất huy động, lãi suất đi vay. Nhằm duy trì độ chênh lệch lãi suất ở một con số đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Ba là sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh hiệu quả đối với hoạt
động ngân hàng. Bởi vì cạnh tranh và lãi suất có ảnh hưởng qua lại rất lớn.
Bốn là hồn thiện phịng nguồn vốn, nâng cấp phịng nguồn vốn, đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa khả năng cung cấp vốn và nhu cầu vay vốn của các khách hàng. Như vậy sẽ giảm được gánh nặng về việc tăng lãi suất cho các tổ chức tài chính trung gian.
Năm là khuyến khích bộ phận nghiên cứu sản phẩm mới đưa ra những sản phẩm mới cho thị trường, chẳng hạn như làm phong phú kỳ hạn cho vay cũng như huy động, có thêm nhiều hình thức huy động cho sự lựa chọn của khách hàng, mỗi sự lựa chọn là một mức lãi suất tương ứng phù hợp.
Sáu là có sự dự đốn lãi suất tương lai một cách chính xác nhất trong khả
năng có thể, từ đó có quyết định thay đổi lãi suất một cách hợp lý.
Bảy là nên có thêm điều khoản trong hợp đồng tín dụng về sự điều chỉnh lãi suất khi có thay đổi ngồi mức thỏa thuận.
Ngoài ra, rủi ro lãi suất là một trong 4 rủi ro quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, chỉ một thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Cho nên nhà quản trị cần quản trị tách biệt giữa lãi suất huy động và
lãi suất cho vay, phân tích cơ cấu kỳ hạn hợp lý để có được sự an tồn tốt nhất đối với lãi suất, hạn chế tối đa rủi ro khi lãi suất biến động. Có thể phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng một số cách như sau:
+ Duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản nợ với tài sản có.
+ Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài thì cần tìm kiếm nguồn vốn tương xứng.
+ Sử dụng các cơng cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ về kỳ hạn lãi suất tiền vay; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất.
CHƢƠNG 6