3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH
3.2.2.1 Nhận uỷ thác đầu tư và quản lý phần vốn góp của VNPT tại các
Công ty cổ phần, Liên doanh:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý phần vốn Nhà nước của VNPT tại các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Công ty cổ phần, Liên doanh mà VNPT có vốn góp, tơi cho rằng PTF nên đề xuất với VNPT phương án: VNPT uỷ thác cho PTF thực hiện quản lý vốn góp của VNPT tại các doanh nghiệp. Trách nhiệm của PTF sẽ là theo dõi, quản lý phần vốn góp của VNPT tại các doanh nghiệp, sau đó gửi các báo cáo phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích các báo cáo tài chính, đề xuất các phương án xử lý những khó khăn vướng mắc và phương án phân phối lợi nhuận đến đại diện của VNPT tại các doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp với VNPT. Để có thể kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty cổ phần, Liên doanh mà VNPT vốn góp thì PTF có thể đề xuất với VNPT đề cử người của PTF tham gia vào Ban Kiểm sốt Cơng ty. Như vậy sẽ đảm bảo việc kiểm sốt hoạt động của Cơng ty và cụ thể là kiểm soát vốn đầu tư của VNPT hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các cơ hội đầu tư tài chính trên thị trường hiện nay là rất phong phú, hiệu quả đầu tư có thể là cao hơn hoặ c thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác của VNPT. Tuy nhiên, VNPT với mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, tiến tới thành lập Tập đoàn kinh
doanh cũng đã và đang có chủ trương gia tăng đầu tư tài chính. Do vậy, PTF với vai trị là tổ chức tài chính trung gian giữa VNPT với thị trường tài chính, là công cụ đầu tư tài chính của VNPT nên chú trọng vào việc tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích và đề xuất các cơ hội đầu tư tài chính có hiệu quả cho VNPT, sau đó nhận uỷ thác đầu tư từ VNPT để thực hiện góp vốn liên doanh, mua cổ phần và thực hiện quản lý số vốn này sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Để sẵn sàng nhận uỷ thác đầu tư và quản lý vốn góp hiệu quả cho VNPT, điều kiện tiên quyết đối với PTF là phải có một đội ngũ chuyên viên đầu tư lành nghề, có trình độ nghiệp vụ cao, hiểu biết sâu về pháp luật. Do vậy, PTF phải có chiế n lược đào tạo cán bộ và cơ chế phân cấp quyết định đầu tư cho các cán bộ này để các cán bộ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đầu tư.
3.2.2.2 Đa dạng hố danh mục đầu tư tài chính:
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá các đơn vị thành viên hạch toán độc lập như sản xuất công nghiệp, xây lắp, thương mại và hiện đang tiến hành cổ phần hố hơn 10 cơng ty xây lắp trực thuộc các Bưu điện tỉnh, thành và dự kiến trong thời gian tới VNPT sẽ thực hiện cổ phần hố tồn bộ các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc khơng kinh doanh dịch vụ cơng ích, đường trục thơng tin; đồng thời VNPT cũng có chủ trương tham gia thành lập mới các Cơng ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn như thông tin di động, công nghệ thơng tin… Chủ trương đó tạo ra những cơ hội đa dạng hoá danh mục đầu tư cho PTF. Do vậy, PTF cần phải theo sát tiến trình cổ phần hố của các Cơng
ty, sau đó tiến hành phân tích, xây dựng các phương án tham gia đấu giá, mua cổ phần của các Công ty này sao cho mua được cổ phần nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư. Đây là một trong những bước chuẩn bị giúp PTF sẵn sàng cho việc nhận uỷ thác quản lý vốn góp của VNPT tại các Cơng ty cổ phần, Liên doanh.
Trong thời gian Điều lệ tổ chức và hoạt động của PTF chưa được sửa đổi cho phù hợp với Nghị định 79/2002/NĐ-CP thì PTF nên xin VNPT cơ chế đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các doanh nghiệp ngoài VNPT theo phân cấp mức đầu tư hợp lý. Như vậy, PTF mới gia tăng được lượng vốn đầu tư tài chính vào các dự án bên ngồi, làm quen dần với các ngành nghề kinh doanh khác để chuẩn bị sẵn sàng khi VNPT chuyể n đổi hoạt động theo mơ hình Tập đồn kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu thì PTF sẽ đảm trách được vai trò là đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, đầu tư tài chính cho Cơng ty mẹ.
Ngoài ra, PTF cũng cần đẩy mạnh việc tham gia đầu tư và kinh doanh chứng khoán niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu như là một trong những giải pháp nhằm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, nhằm tăng lợi nhuận, giảm dần lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; đồng thời tập trung đào tạo đội ngũ chuyên viên đầu tư của PTF. Để làm được điều đó, PTF cần phải thiết lập hệ thống thu thập các thơng tin có ảnh hưởng đến giá chứng khốn để có những giải pháp kinh doanh kịp thời và hiệu quả.
3.2.2.3 Một số giải pháp khác:
- PTF là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và tín dụng thì năng lực tài chính của Cơng ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Và một trong những chỉ tiêu
nói lên khả năng tài chính của Cơng ty chính là vốn chủ sở hữu. Các Cơng ty có vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng tự chủ về tài chính càng cao, vốn chủ sở hữu như một tấm lá chắn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy, để nâng cao năng lực tài chính của PTF, PTF nên trình VNPT bổ sung vốn điều lệ, ngồi ra PTF có thể xin VNPT cho phép phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Trong đó VNPT nắm giữ cổ phần chi phối để vẫn duy trì sở hữu Nhà nước trong PTF. Hình thức phát hành cổ phiếu là hình thức huy động vốn có tính khả thi cao, ngoài việc gia tăng lượng vốn điều lệ của PTF, nó cịn góp phần gia tăng lượng vốn cho PTF từ chính các cổ đơng.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ trong từng lĩnh vực, đặc biệt trong hoạt động đầu tư tài chính, bố trí cán bộ, chuyên viên vào những vị trí phù hợp với trình độ, năng lực và ngành nghề đã được đào tạo để họ có thể phát huy hết khả năng của mình trong cơng việc. Cán bộ nhân viên phải có thái độ hồ nhã và tận tình với khách hàng. Hình thức đào tạo có thể kết hợp tự đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài, kết hợp đào tạo chuyên ngành tài chính - ngân hàng với đào tạo về lĩnh vực Bưu chính - Viễn thơng. PTF cần thường xun tổ chức các buổi chuyên đề, thảo luận để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong xử lý công việc.
- Các đơn vị thành viên của VNPT có địa bàn hoạt động trải rộng khắp cả nước, do vậy PTF cần thúc đẩy việc mở chi nhánh tại các thành phố lớn trong nước, trước mắt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là ở Đà Nẵng… Việc mở thêm các chi nhánh tạo điều kiện cho PTF tìm hiểu cũng như gây dựng những mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị trong ngành và các đối tác khách hàng bên ngồi. Từ đó, PTF có thể tìm kiếm được những cơ hội đầu tư mới tiềm năng hơn.
- PTF cần đầu tư trang bị hệ thống tin học hiện đại, chương trình phần mềm quản lý nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, đảm bảo tính chính xác và an tồn cao, đồng thời thiết lập chương trình cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung hoạt động của PTF.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phân tích thị trường, xác định thị trường tiềm năng, thị trường hiệu quả và có các chính sách Marketing khách hàng, nhằm thu hút khách hàng, duy trì và phát triển khách hàng. Để cạnh tranh tốt thì chỉ khơng phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà Công ty cung cấp, ngày nay khi mà đã có sự đồng dạng nhất định về các sản phẩm giữa các Cơng ty thì yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh là các dịch vụ đi kèm theo sản phẩm. Chính vì thế PTF cần phải thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng sau khi đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính.
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ PTF, thông qua việc cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo về quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh và các lớp nâng cao kiến thức nghiệp vụ.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Để đảm bảo cho các giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính của
PTF trong VNPT có tính khả thi và đạt hiệu quả cao, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tơi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc:
- Kiến nghị với Chính phủ sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các Cơng ty Tài chính, đặc biệt là các Công ty Tài chính trong Tổng cơng ty Nhà nước; cho phép các Cơng ty tài chính được mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra ngồi Tổng cơng ty, cho phép các Cơng ty tài chính trong các Tổng cơng ty Nhà nước hoạt động bình đẳng như các tổ chức tài chính khác
trên thị trường. Cụ thể, Chính phủ nên xem xét bổ sung Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Cơng ty Tài chính cho phép các Cơng ty tài chính trong Tổng Cơng ty được phép có thêm các hoạt động như quản lý, sử dụng các quỹ, vốn tạm thời nhàn rỗi trong Tổng Công ty.
- Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Quyết định số 492/2000/ QĐ-NHNN5 ban hành ngày 28/11/2000 quy định về việc góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng, theo đó các tổ chức tín dụng được đầu tư góp vốn, mua cổ phần tối đa không vươt quá 40% vốn điều lệ và mức góp vốn vào một doanh nghiệp khơng quá 20% vốn điều lệ. Quy định này là phù hợp đối với các ngân hàng thương mại bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại vẫn là hoạt động tín dụng, quy định này sẽ đảm bảo tính an tồn trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Nhưng đối với các Cơng ty Tài chính thì như vậy là kìm hãm sự phát triển. Chính vì vậy, tơi kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên sưa đổi Quyết định này theo hướng quy định tỷ lệ riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các Cơng ty Tài chính.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước nên có những giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán, tạo thêm thị trường đầu tư cho các Cơng ty Tài chính nhằm đa dạng hố danh mục đầu tư và tăng lợi nhuận cho Công ty. Các biện pháp để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam là: thúc đẩy nhanh q trình cổ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước, quy định thêm các chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tăng thêm hàng hoá cung cấp trên thị trường; thúc đẩy việc thành lập các Quỹ đầu tư chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ; hồn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động của thị trường chứng khốn, nâng cao trình độ cho các chuyên viên hành nghề chứng khoán.
3.3.2 Đối với Tổng Cơng ty Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam:
- Tăng cường năng lực tài chính cho PTF thơng qua việc tăng vốn điều lệ cho Công ty. Tiềm lực tài chính hiện nay của PTF cịn thấp hơn nhiều so với một số đơn vị thành viên của VNPT và so với các tổ chức tín dụng trên thị trường. Tính đến tháng 6/2006 thì vốn điều lệ của PTF vẫn là 70 tỷ đồng, việc tăng vốn tự có bằng việc bổ sung vốn từ các quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển của PTF hàng năm rất nhỏ. Như vậy, tôi cho rằng VNPT cần nghiên cứu cấp bổ sung vốn điều lệ cho PTF, sao cho tương xứng với vai trò và khả năng hoạt động kinh doanh của PTF, giúp PTF tăng khả năng tự chủ về tài chính và phát triển các hoạt động kinh doanh.
- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa Ban Kế tốn Thống kê Tài chính và PTF, trong đó xác định rõ chức năng nhiệm vụ của PTF là trung gian tài chính - cầu nối giữa VNPT, các đơn vị thành viên của VNPT với các tổ chức tài chính, thị trường tài chính trong và ngồi nước.
- Thay đổi Quyết định số 153/QĐ/ĐTPT-HĐQT ngày 25/04/2001 theo hướng cho phép PTF đầu tư vào các dự án trên 3 tỷ mà khơng cần phải trình Hội đồng quản trị VNPT xét duyệt. Hoặc giải pháp khác là VNPT cần sớm đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của PTF. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện cho VNPT tại PTF. Có như vậy, PTF mới kịp thời nhận được các ý kiến chỉ đạo từ Hội đồng quản trị khi thực thi những công việc mà như hiện nay cần phải xin phép VNPT. Khi đó, PTF sẽ có thể nâng cao hiệ u quả hoạt động kinh doanh và thúc đẩy được vai trị của mình trong Tổng Cơng ty.
- Giao cho PTF làm tổ chức đầu mối huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Uỷ thác cho PTF quản lý nguồn vốn tự tích luỹ và nguồn vốn ODA của VNPT để tái đầu tư phát triển.
- Uỷ thác cho PTF quản lý phần vốn góp của VNPT tại các Cơng ty cổ phần, Công ty Liên doanh; giao cho PTF làm đại diện trực tiếp quản lý phần vốn góp của VNPT tại doanh nghiệp này.
- Uỷ thác cho PTF thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài Ngành.
- Giao cho PTF xây dựng các phương án huy động vốn thơng qua hình thức phát hành trái phiếu của VNPT và uỷ thác cho PTF giải ngân nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu.
- Hồn chỉnh mơ hình Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, trong đó xác định rõ vị trí, vai trị và chức năng nhiệm vụ của PTF trong Tập đoàn sao cho phát huy hiệu quả nhất vai trị của PTF trong Tập đồn.
KẾT LUẬN:
Khái niệm Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty
Tài chính là những khái niệm rất mới đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này cịn rất ít. Những kết quả tổ chức, quản lý Cơng ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty Tài chính đều được đúc rút, học tập từ những nước có nền kinh tế phát triển hơn và hiện nay nó đang dần được hồn thiện để phù hợp với đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam - Cơng ty Tài chính trực thuộc Tổng công ty Nhà nước.
Trong những năm qua, hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty Tài chính Bưu Điện đã đạt được những thành tựu nhất định, quy mơ đầu tư tài chính của Cơng ty tăng đều đặn hàng năm, kinh doanh luôn đảm bảo thu được lợi nhuận. Tuy nhiên nó vẫn chưa xứng tầm là hoạt động kinh doanh chủ yếu của một Cơng ty tài chính, chưa tận dụng được hết những ưu thế của mình, là một đầu mối đầu tư tài chính cho Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng