3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc
- Kiến nghị với Chính phủ sớm hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các Cơng ty Tài chính, đặc biệt là các Công ty Tài chính trong Tổng cơng ty Nhà nước; cho phép các Cơng ty tài chính được mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra ngồi Tổng cơng ty, cho phép các Cơng ty tài chính trong các Tổng cơng ty Nhà nước hoạt động bình đẳng như các tổ chức tài chính khác
trên thị trường. Cụ thể, Chính phủ nên xem xét bổ sung Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Cơng ty Tài chính cho phép các Cơng ty tài chính trong Tổng Cơng ty được phép có thêm các hoạt động như quản lý, sử dụng các quỹ, vốn tạm thời nhàn rỗi trong Tổng Công ty.
- Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Quyết định số 492/2000/ QĐ-NHNN5 ban hành ngày 28/11/2000 quy định về việc góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng, theo đó các tổ chức tín dụng được đầu tư góp vốn, mua cổ phần tối đa không vươt quá 40% vốn điều lệ và mức góp vốn vào một doanh nghiệp khơng q 20% vốn điều lệ. Quy định này là phù hợp đối với các ngân hàng thương mại bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại vẫn là hoạt động tín dụng, quy định này sẽ đảm bảo tính an tồn trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Nhưng đối với các Cơng ty Tài chính thì như vậy là kìm hãm sự phát triển. Chính vì vậy, tơi kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên sưa đổi Quyết định này theo hướng quy định tỷ lệ riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các Cơng ty Tài chính.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước nên có những giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán, tạo thêm thị trường đầu tư cho các Cơng ty Tài chính nhằm đa dạng hố danh mục đầu tư và tăng lợi nhuận cho Công ty. Các biện pháp để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam là: thúc đẩy nhanh q trình cổ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước, quy định thêm các chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tăng thêm hàng hoá cung cấp trên thị trường; thúc đẩy việc thành lập các Quỹ đầu tư chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ; hồn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động của thị trường chứng khốn, nâng cao trình độ cho các chun viên hành nghề chứng khoán.
3.3.2 Đối với Tổng Cơng ty Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam:
- Tăng cường năng lực tài chính cho PTF thơng qua việc tăng vốn điều lệ cho Cơng ty. Tiềm lực tài chính hiện nay của PTF cịn thấp hơn nhiều so với một số đơn vị thành viên của VNPT và so với các tổ chức tín dụng trên thị trường. Tính đến tháng 6/2006 thì vốn điều lệ của PTF vẫn là 70 tỷ đồng, việc tăng vốn tự có bằng việc bổ sung vốn từ các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển của PTF hàng năm rất nhỏ. Như vậy, tôi cho rằng VNPT cần nghiên cứu cấp bổ sung vốn điều lệ cho PTF, sao cho tương xứng với vai trò và khả năng hoạt động kinh doanh của PTF, giúp PTF tăng khả năng tự chủ về tài chính và phát triển các hoạt động kinh doanh.
- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa Ban Kế tốn Thống kê Tài chính và PTF, trong đó xác định rõ chức năng nhiệm vụ của PTF là trung gian tài chính - cầu nối giữa VNPT, các đơn vị thành viên của VNPT với các tổ chức tài chính, thị trường tài chính trong và ngồi nước.
- Thay đổi Quyết định số 153/QĐ/ĐTPT-HĐQT ngày 25/04/2001 theo hướng cho phép PTF đầu tư vào các dự án trên 3 tỷ mà khơng cần phải trình Hội đồng quản trị VNPT xét duyệt. Hoặc giải pháp khác là VNPT cần sớm đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của PTF. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện cho VNPT tại PTF. Có như vậy, PTF mới kịp thời nhận được các ý kiến chỉ đạo từ Hội đồng quản trị khi thực thi những công việc mà như hiện nay cần phải xin phép VNPT. Khi đó, PTF sẽ có thể nâng cao hiệ u quả hoạt động kinh doanh và thúc đẩy được vai trị của mình trong Tổng Cơng ty.
- Giao cho PTF làm tổ chức đầu mối huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.
- Uỷ thác cho PTF quản lý nguồn vốn tự tích luỹ và nguồn vốn ODA của VNPT để tái đầu tư phát triển.
- Uỷ thác cho PTF quản lý phần vốn góp của VNPT tại các Cơng ty cổ phần, Công ty Liên doanh; giao cho PTF làm đại diện trực tiếp quản lý phần vốn góp của VNPT tại doanh nghiệp này.
- Uỷ thác cho PTF thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài Ngành.
- Giao cho PTF xây dựng các phương án huy động vốn thơng qua hình thức phát hành trái phiếu của VNPT và uỷ thác cho PTF giải ngân nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu.
- Hồn chỉnh mơ hình Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, trong đó xác định rõ vị trí, vai trị và chức năng nhiệm vụ của PTF trong Tập đoàn sao cho phát huy hiệu quả nhất vai trị của PTF trong Tập đồn.
KẾT LUẬN:
Khái niệm Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty
Tài chính là những khái niệm rất mới đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này cịn rất ít. Những kết quả tổ chức, quản lý Cơng ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty Tài chính đều được đúc rút, học tập từ những nước có nền kinh tế phát triển hơn và hiện nay nó đang dần được hồn thiện để phù hợp với đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam - Cơng ty Tài chính trực thuộc Tổng công ty Nhà nước.
Trong những năm qua, hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty Tài chính Bưu Điện đã đạt được những thành tựu nhất định, quy mơ đầu tư tài chính của Công ty tăng đều đặn hàng năm, kinh doanh ln đảm bảo thu được lợi nhuận. Tuy nhiên nó vẫn chưa xứng tầm là hoạt động kinh doanh chủ yếu của một Cơng ty tài chính, chưa tận dụng được hết những ưu thế của mình, là một đầu mối đầu tư tài chính cho Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam - một trong những Tổng cơng ty Nhà nước có tiềm lực và quy mơ lớn nhất nước. Nguyên nhân của tình trạng này có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là chính bản thân Cơng ty Tài chính Bưu Điện chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh của mình. Cịn nguyên nhân khách quan là xuất phát từ những quy định, những bất cập trong quản lý của Tổng công ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam; xuất phát từ mơi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự phát triển; và cuối cùng là xuất phát từ môi trường pháp lý của chúng ta vẫn chưa hoàn thiện, chưa tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty Tài chính. Qua nghiên cứu cụ thể tình hình hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty tài chính Bưu Điện, đồng thời dựa vào những nguyên nhân nêu trên, chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của em mong đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty Tài chính Bưu Điện. Hy vọng những giải pháp đó có thể có những giá trị thiết thực cho sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty.
Hồn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Đặng Ngọc Đức, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Cơng ty Tài chính Bưu Điện.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương, Nhà xuất bản thống kê.
- Giáo trình ngân hàng thương mại, TS. Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản thống kê.
- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, F.Mishkin, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
- Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Nhà xuất bản tài chính.
- Đầu tư tài chính, Trần Thị Thái Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mơ hình tập đồn kinh tế trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Vũ Từ Huy, Học viện chính trị quốc gia.
- Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.
- Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng. - Quyết định số 153/QĐ/ĐTPT-HĐQT ngày 25/04/2001 của VNPT. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cơng ty Tài chính Bưu Điện.
- Quyết định số 75/QĐ/KT-NQ của Giám đốc Cơng ty Tài chính Bưu Điện về ban hành Quy chế tài chính.
- Tạp chí Kinh tế phát triển số 98, tháng 8/2005. - Tạp chí Cơng nghiệp kỳ 1, tháng 8/2005.
- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 12, tháng 12/2005. - http://www.vnexpress.net