- KH gắn với thị trường: định hướng sự phát triển dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng (khả thi), nhận thức được quy luật (khoa học), nắm bắt được nhu cầu (thực tiễn), vì thế kế hoạch vững chắc hơn
Đối với một nền kinh tế đặc thù như nước ta: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước trong điều tiết, quản lý nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu. Chẳng hạn như :
Thứ nhất, Sử dụng cơ chế thị trường đến đâu và như thế nào để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Thứ hai, Với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thì kế hoạch hóa được sử dụng như là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như thế nào để đạt được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được định hướng XHCN.
Ngày nay, kế hoạch hóa (KHH) được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Bản chất, nội dung của KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT). Quan niệm về Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN khác hẳn trong nền kinh tế tập trung - bao cấp: nếu trước đây Nhà nước là cho phép và quyết định (theo cơ chế xin - cho), thì ngày nay là Nhà nước tạo khung khổ pháp luật để mọi công dân tự do kinh doanh theo pháp luật và hỗ trợ giúp đỡ, đồng thời giám sát để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.
Kế hoạch hóa trong nền KTTT định hướng XHCN cũng khác với KHH trước đây: nếu trước đây kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước, thì bây giờ kế hoạch phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội v.v... Nhìn nhận kế hoạch hóa với tư cách là một chức năng cơ bản của quản lý kinh tế, thị trường với tư cách là một lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội thì mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường có thể hiểu theo cách thị trường vừa là đối tượng, vừa là cơ sở của kế hoạch hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6, khóa VI khẳng định: "Trong nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, thị trường vừa là một cơng cụ vừa là một đối tượng của kế hoạch hóa".
Sự phát triển nền kinh tế hiện nay lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố môi trường, chứ không chỉ lệ thuộc vào sự điều hành và mong muốn của Chính phủ. Ví dụ như mơi trường khu vực, môi trường quốc tế, môi trường địa kinh tế, mơi trường thiên nhiên v.v... Vì thế, các mục tiêu trong kế hoạch chỉ mang tính dự báo, tính định hướng và kế hoạch khơng bao gồm kế hoạch sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ ba, Thị trường là khách quan, kế hoạch là sản phẩm chủ quan của Nhà nước, của ngành, của địa phương... Vậy thì xử lý mối quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan ở đây như thế nào cho phù hợp trong một cơ chế để phát huy tác dụng cao nhất ?
Nói tạo "một sân chơi bình đẳng" cho các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vậy Nhà nước điều khiển "sân chơi" đó như thế nào để vừa khơng hạn chế sự thi thố tài năng của các chủ thể kinh doanh, lại vừa không làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế, đảm bảo sự thỏa đáng giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với cơng bằng xã hội ?
Nhìn nhận kế hoạch hóa và thị trường với tư cách là cơng cụ điều tiết kinh tế vĩ mơ của nhà nước, thì thực chất của vấn đề KHH và cơ chế thị trường được coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế hoạch hóa và điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt động trên thị trường cũng như đối với các hoạt động kinh tế trong xã hội.
2.3.2. Thay thế cho thị trƣờng - Bổ sung cho thị trƣờng a, Trƣớc đổi mới a, Trƣớc đổi mới
Nhà nước xem thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản dẫn đến không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân.
Thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu. Nhà nước độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt.
Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.