NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Thời kỳ trước đây số cán bộ vi phạm pháp luật cũng có nhưng chưa nhiều, ảnh hưởng chưa nghiêm trọng. Hiện nay, hầu như khơng có ngành nào, địa phương nào là khơng có một bộ phận cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân. Đặc biệt tệ tham nhũng, lãng phí của khơng ít cán bộ đã trở thành vấn đề gây bức xúc nhất trong xã hội. Lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý tài sản cơng,... đã làm thất thốt, thiệt hại rất lớn đến ngân sách nhà nước. Công tác quản lý cán bộ trong một số ít cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử,... cũng chưa tốt nên đã để xảy ra một số vụ, việc đáng tiếc.
- Trong cơ chế mới, người cán bộ bị chi phối, tác động của nhiều mối quan hệ, như quan hệ giữa quản lý với sử dụng, quản lý với lợi ích, quản lý với mơi trường, điều kiện làm việc,... nhiều hơn, mạnh hơn trước đây. Một bộ phận cán bộ bộc lộ nhiều nhược điểm, như chưa quen quản lý sản xuất, kinh doanh, chưa có kinh nghiệm quản lý
kinh tế theo cơ chế thị trường sinh động, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, chưa quen quản lý xã hội bằng pháp luật, bằng cơ chế, chính sách trong lúc trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế nói chung cịn hạn chế nên dễ bị sa ngã, vi phạm pháp luật.
- Công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém. Quản lý cán bộ cịn nặng về quản lý lý lịch gia đình, quản lý trên hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ,... mà chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chính trị hiện tại của mỗi cán bộ diễn biến hằng ngày theo nhịp sống của thực tiễn, chưa gắn quản lý cán bộ với đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ. - Đảng và Nhà nước chưa có các văn bản pháp luật chặt chẽ để kiểm sốt được quyền lực, cịn có những kẽ hở để cán bộ lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm trong thực thi công vụ để tham ô, tham nhũng. Kỷ cương, kỷ luật của Đảng, Nhà nước có những lúc xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời. Chính sách tiền lương quá bất hợp lý lại để kéo dài.
- Phần đông cán bộ, công chức, viên chức không đủ sống từ lương. Một bộ phận lớn tổ chức cơ sở đảng chưa làm tốt trách nhiệm quản lý đảng viên, bng lỏng cơng tác tư tưởng, tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh của đảng viên diễn ra phổ biến. Một bộ phận cán bộ thiếu bản lĩnh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, dẫn đến đặc quyền, đặc lợi, thối hóa biến chất, khơng nêu gương, nói khơng đi đơi với làm dẫn đến tham ơ, tham nhũng, ...
- Các cơ quan dân cử, như Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội chưa thực hiện đầy đủ chức năng giám sát của mình theo quy định của pháp luật.
- Trình độ các mặt của một số cán bộ cấp thấp còn quá thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vào không bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao, các lớp bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ.
- Một số chức danh cán bộ tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ, nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợ hợp lí nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trên nghỉ việc nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế.
- Một số nơi vẫn cịn tình trạng cán bộ đi học theo kiểu chạy bằng cấp, để đủ tiêu chuẩn theo quy định; nhiều cán bộ dù đã đạt chuẩn nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số cán bộ chưa chịu khó học tập, rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, cán bộ còn thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiều số nơi việc phổ biến các chủ trương, chính sách kinh tế của cấp trên xuống cơ sở không kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở cịn chậm; giải quyết cơng việc cịn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp… Ngồi ra, vẫn cịn một bộ phận cán bộ ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theo kiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.
- Một số CBCC tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi cơng vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, không nắm rõ tình hình địa phương, tình hình cơng việc; một số ít có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở và kể cả công chức chuyên môn cấp xã theo ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Nhiều cán bộ chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưa nghiêm, ảnh hưởng đến phong cách, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.