IV. LÁI XE ÔTÔ TRÊN CÁC LOẠI ĐƯỜNG VÀ ĐỊA HÌNH KHÁC
5. Lái xe trong thành phố, thị xã, thị trấn
a. Đặc điểm cơ bản.
- Trong thành phố, thị xã, thị trấn, người và phương tiện tham gia giao thông đi lại đa dạng và phức tạp, nhiều nút giao thông dễ bị ách tắc. Đường gồm nhiều loại, có đường chung cho cả hai chiều, có đường một chiều, đường một chiều nhiều làn xe có các vạch kẻ đường, nhiều bỉên báo tín hiệu.
- Cần bình tĩnh, giảm tốc độ, thận trọng quan sát người và phương tiện tham gia giao thông. Tay lái phải linh hoạt, chuẩn bị sẵn sàng phanh dừng xe. Khống chế tốc độ hợp lý, phù hợp với tình trạng đường sá và giữ khoảng cách với xe khác để chủ động.
- Chú ý quan sát, tuân theo các tín hiệu chỉ huy giao thông của người, đèn và các loại biển báo.
- Quan sát rộng, nhanh từ các hướng, phán đoán tâm lý các đối tượng tham gia giao thơng để dự đốn các tình huống và đưa ra cách xử trí phù hợp.
BÀI TẬP:
1. Kiểm tra hệ thống khi chạy xe trên đường cong – xe INOVA số sàn 5 cấp. Kiểm tra hệ thống khi chạy xe trên đường cong - Xe KIA MORNING số tự động.
BÀI 4: QUAN SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XE KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG DỐC
Mã bài: M04
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng: - Lái xe chạy lên dốc đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.
Các bước đầu tiên áp dụng theo phương pháp của những bài trước, ơ phần này chủ yếu giới thiệu phương pháp dừng xe giữa dốc.
I. Phương pháp dừng xe giữa dốc dành cho xe số sàn: Cách 1:
Sử dụng phanh tay: Vẫn giữ nguyên phanh tay, đạp hết côn, vào số 1, ga nhẹ cho động cơ khoảng 2000v/s thì bắt đầu nhả côn từ từ, đến khi nào xe hơi rung rung thì nhả nhanh phanh tay nhanh, mớm nhẹ ga và khi xe đứng im hoặc từ từ chuyển động thì tiếp tục nhả từ từ côn và ga lên (Cách này là bài để dạy và thi lái xe trong trường thường)
Cách 2 :
- Dử dụng phanh chân (Đối vớ xe phải có garăngti chuẩn): Đạp hết cơn, vào số 1, đạp hết phanh chân, nhả phanh tay và từ từ nhả côn đến khi xe hơi rung nhẹ bắt đầu bỏ phanh chân (lúc này xe đứng im hoặc hơi chuyển động) chuyển nhanh chân sang bắt đầu ga từ từ đồng thời với việc tiếp tục từ từ nhả hết côn là xe lên dốc. (Trường hợp này thường là dành cho xế có nhiều kinh nghiệm).
- Khi đã chuyển sang chân ga, bạn chỉ cần đệm 1 chút là xe sẽ bò lên dốc 1 cách nhẹ nhàng khơng có vấn đề gì cả. Chú ý: những thao tác phại nhanh gọn chính xác & thật bình tĩnh.
- Tuy nhiên, phải luyện tập nhiều thì mới thành thục các động tác nêu trên, đặc biệt là cảm nhận của bạn khi xe rung nhẹ (trong cả hai cách trên) là thời điển quan trọng.
- Rất đơn giản nhưng không phải dễ cho ai mới tập lái. Khi dừng xe trên dốc bạn phải đạp thắng (điều đương nhiên để xe không bị tuột dốc)
- Đối với thao tác lái xe khi lên lên dốc cần phải đi số thấp đủ mạnh (đi nhiều sẽ có kinh nghiệm) để xe không bị mất trớn giữa chừng phải sang số rất nguy hiểm.
- Khi xuống dốc không nên đạp côn hoặc để số N, tuỳ vào trọng lượng người, hàng hoá trên xe và độ dốc của đường mà để số cho phù hợp (xe càng nặng, đường càng đốc thì để số càng thấp), rà nhẹ phanh, như vậy tua máy thấp sẽ làm hãm bớt tốc độ của xe, làm giảm áp lực đối với phanh khi cần phanh gấp.
- Trường hợp đỗ xe ngang dốc thì phải kéo hết phanh tay để xe không bị trôi. Nếu đề-pa ngược dốc, trước hết giữ phanh chân, vào số 1, thả phanh tay, thả côn từ từ cho đến khi thấy xe bắt đầu rung nhẹ (thông thường nhìn cần số thấy rung), thả chân phanh, nhấn nhẹ ga cùng lúc tiếp tục nhả nhẹ chân côn, lúc nào