Công tắc xinhan:

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lái ô tô 1 (Trang 30)

II. Xy nhan:

1. Công tắc xinhan:

Hình 2.1 Cơng tắc xinhan 2. Phương pháp xinhan:

- Giảm tốc độ.

- Quan sát gương chiếu hậu phía bên trái hoặc phải tùy theo hướng rẽ xem có xe di chuyển cùng chiều hay khơng.

- Bật công tắc xinhan tương ứng hướng rẽ.

- Đánh vô lăng từ từ theo hướng rẽ.

II. Phương pháp tăng số:

Bước 1: Đạp bàn đạp ga để tang tốc đến tốc độ phù hợp:

Hình 3.1 Đạp ga để tăng tốc

Bước 2: Dứt thao thao tác đạp ga – Đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình.

Hình 3.2 Bước 3: Tăng số theo thứ tự vào số:

Hình 3.4 Tăng số theo thứ tự số Bước 4: Nhả bàn đạp ly hợp và đạp bàn đạp ga để tăng tốc.

Hình 3.5 Nhả bàn đạp ly hợp – đạp bàn đạp ga III. Phương pháp giảm số:

- Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô.

Phương pháp giảm số được thực hiện như sau:

- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga.

- Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khốt.

Hình 4.1 Phương pháp giảm số

- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăn ga.

Chú ý:

- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp.

- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không

phù hợp).

IV. PHƯƠNG PHÁP DỪNG XE NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ.

- Khi xe ôtô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau:

- Kiểm tra an tồn xung quanh.

Hình 5.1 Kiểm tra an tồn xuang quanh

- Ra tín hiệu dừng xe: bật xin đường phải.

Hình 5.2 Ra tín hiệu xinhan

Hình 5.3 Kiểm tra an tồn phía sau

Nhả bàn đạp ga.

Hình 5.4

- Đạp phanh và tìm chỗ đỗ xe thích hợp.

Hình 5.5

- Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ.

Hình 5.6

Hình 5.7

- Cài số: Đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số "1"; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài số lùi.

Hình 5.8

- Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong.

- Tắt động cơ.

- Nhả ly hợp.

- Nhả bàn đạp phanh.

- Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. Khi cần thiết thì chèn bánh xe.

Hình 5.10 Nhả bàn đạp phanh – Khóa cửa

BÀI TẬP:

1. Kiểm tra hệ thống khi chạy xe trên đường thẳng – xe INOVA số sàn 5 cấp. 2. Kiểm tra hệ thống khi chạy xe trên đường thẳng - Xe KIA MORNING số tự động.

Bài 3: QUAN SÁT VÀ ĐIỀUKHIỂN XE KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG CONG

Mã bài: M03

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Lái xe trên đường cong đúng yêu cầu kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

I. Xuất phát:

- Các quy trỉnh thao tác tương tự bài 2.

II. Xinhan:

- Quy trình thao tác tương tự bài số 2.

III. PHƯƠNG PHÁP QUAY VÒNG: 1. Phương pháp quay đầu xe: 1. Phương pháp quay đầu xe:

Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo trình tự sau:

- Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu.

- Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu.

- Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp.

- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất.

- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau.

Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đi xe về phía an tồn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe.

Chú ý:

Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an tồn.

Hình 3.1 Quay đầu xe 2. Phương pháp lái xe ôtô tiến và lùi hình chữ chi:

- Đây là phưong pháp dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành lái xe ôtô.

a. Hình chữ chi thực hành lái xe ơtơ:

- Kích thước hình chữ chi thực hành lái xe ôtô tiến va lùi (tùy theo từng loại xe) được tính:

L=1,5a; B=1,5b.

Hình 3.2 Hình chữ Chi – thực hành lái xe

Trong đó:

- a: chiều dài của xe ôtô

- b: chiều rộng của xe ôtô

b. Phương pháp lùi xe ơtơ tiến qua hình chữ chi

- Khi lái xe ơtơ tién qua hình chữ chi lấy các điểm B', C', D' làm điểm chuẩn.

- Khởi hành và cho xe xuất phát vào hình bằng số phù hợp, tốc độ ổn định, cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách (giữa bánh xe và vạch) từ 20 đến 30cm.

- Khi chắn địn phía trước đầu xe ngang với điểm B' thì từ từ lấy hết lái sang phải.

- Khi quan sát đầu xe vừa cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang trái, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch phải với khoảng cách từ 20 đến 30cm. Khi quan sát thấy chắn địn phía trước đầu xe ngang với điểm C' thì từ từ lấy hết lái sang trái. Khi đầu xe cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang phải, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách từ 20-30cm. Tiếp tục thao tác như đã trình bày để đưa xe tiến ra khỏi hình.

IV. LÁI XE ƠTƠ TRÊN CÁC LOẠI ĐƯỜNG VÀ ĐỊA HÌNH KHÁC NHAU 1. Lái xe trên bãi phẳng:

- Bãi phẳng cho phép người lái xe ô tô luyện tập tăng, giảm tốc độ xe, chuyển hướng đi của xe, gồm: Đi thẳng, vòng trái, vòng phải, giúp cho người lái xe làm quen với cách căn đường, cách xác định mặt đường trước khi lái xe trên đường công cộng.

1.1. Lái xe đi thẳng.

- Muốn lái xe đi thẳng, trước hết phải xác định được một đường thẳng làm tâm đường tưởng tượng, lái xe sao cho tâm vành tay lái, một điểm giữa thân người ngồi lái (hàng cúc áo giữa ngực người lái) và một điểm trên đường tưởng tượng chiếu ra phía trước hợp thành một đường thẳng ln trùng hoặc song song với đường tâm của đường đã xác định.

1.2. Cách lái xe chuyển hướng.

a. Lái xe chuyển hướng sang bên phải.

- Trước khi cho xe vòng bên phải, phải quan sát chướng ngại vật phía trước nhìn gương phía sau, dùng tín hiệu xin đường, nếu thấy an toàn mới cho xe thay đổi hướng.

- Khi lái xe chuyển hướng sang phải, tay phải kéo, tay trái đẩy vành tay lái quay theo kim đồng hồ đến khi xe chuyển động đúng phần đường đã định thì từ từ trả lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi.

b. Lái xe chuyển hướng sang trái.

- Quan sát phía trước, phía sau tay trái kéo, tay phải đẩy vành tay lái quay ngược chiều kim đồng hồ, khi xe đã đi vào đúng phần đường thì từ từ trả lại tay lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi.

- Khi lái xe thay đổi hướng không nên đổi số.

2. Lái xe trên đường bằng.

2.1. Khái niệm phương pháp căn đường

- Để đảm bảo an tồn trong q trình xe hoạt động trên đường, ngoài các yếu tố như tình trạng kỹ thuật xe, chất lượng đường sá, thời tiết, đòi hỏi người lái xe phải có phương pháp lái xe đi chính xác trên các loại đường. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi người lái xe phải biết phương pháp căn đường để xác định được vị trí và đường đi của xe. Căn đường là phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe trên đường.

2.2. Cơ sở để căn đường.

a. Xác định mặt đường: Làm cơ sở để xác định tim đường.

- Đường đã trải nhựa hoặc bê tơng: Mặt đường được xác định là tồn bộ phần

được trải nhựa hoặc bê tơng tính theo chiều rộng của đường.

- Đường cấp phối: Mặt đường được xác định là tồn bộ cấp phối tính theo chiều rộng của đường.

b. Xác định tim đường: Làm cơ sở để căn đường.

- Mặt đường đã có sẵn vạch kẻ: Trục tim đường đưcợ xác định là vạch kẻ đường là những vạch dọc đứt quãng ở giữa mặt đường.

- Mặt đường chưa có vạch kẻ: Trục tim đường là đường tưởng tượng do người

lái xe tưởng tượng chia đôi mặt đường làm hai phần bằng nhau.

2.3. Phương pháp căn đường.

a. Phương pháp chung:

- Cách căn đường chủ yêú là căn cứ vào khoảng cách từ vị trí của người ngồi lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường, điểm chuẩn ấy là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường. Trong quá trình xe chuyển động, điểm ấy luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe.

b. Cách xác định vị trí của xe đi trên đường.

- Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.

- Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường.

- Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn. c. Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường.

- Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ việc giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường

- Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành với trục tim đường một góc. Khi đó xe có chiều hướng đi ra lề đường Người lái xe phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái cho chuyển động của xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh.

2.4. Phương pháp lái xe tránh nhau.

a. Tránh nhau trên đường.

- Khi hai xe còn cách nhau tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi hai xe tránh nhau, người lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, chia làm 3 phần bằng nhau, điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra.

b. Tránh nhau trên mặt đường hẹp.

- Hai xe tránh nhau trên mặt đường hẹp trước hết hai xe đều phải giảm tốc độ, bên nào thấy phía xe mình rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thơng. Xe đi về phía sườn núi nên đỗ trước giải phóng mặt đường, nếu khơng có phụ xe, sau khi tắt máy phải xuống chèn lại và làm hiệu cho xe kia căn đường đi qua.

- Khi sắp tránh nhau và đang tránh nhau không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển cho xe đi chính xác.

- Khi đỗ xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chếch đầu hoặc

quay thùng xe ra ngoài.

c. Tránh ổ gà và các chướng ngại vật trên đường.

- Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái, căn cứ vào vị trí của người lái phía trong của lốp trước bên trái, nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường là cách vết xe trước bên trái 10-15 cm (hình 3)

3. Lái xe trên đường phức tạp.

- Đường phức tạp là đường có đơng người, đơng xe, chật hẹp, các tình huống giao thơng phức tạp, có nhiều yếu tố nguy hiểm bất ngờ.

3.1. Lái xe trên đường phức tạp đông người, đông xe.

- Khi đến đường đông người, đông xe lái xe phải thận trọng, chú ý quan sát mọi tình huống và có biện pháp xử lý linh hoạt, điều khiển xe phải chính xác, phối hợp mau lẹ giữa chân ga, phanh, ly hợp và tay lái, nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ.

3.2. Lái xe trên đường trơn lầy

a. Đặc điểm khi đi trên đường trơn lầy:

- Là lực bám của bánh xe với mặt đường bị giảm nhiều do đường nên khó giữ

cho xe đi đúng hướng, bánh xe dễ trượt.

b. Phương pháp điều khiển xe đi trên đường trơn lầy

- Trước khi cho xe đi qua đường trơn lầy nên dừng xe để kiểm tra mức độ trơn lầy để có phương pháp cho xe đi qua phù hợp. Nếu có xích chống lầy hoặc xe có bố trí cầu trước chủ động, hộp số phụ hay bộ khoá hãm vi sai nên sử dụng và khi qua phải đưa các cơ cấu trên trở lại vị trí cũ.

- Nếu đã có vết của bánh xe trước đi qua thì vẫn giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm qua.

- Khi đi trên đường vịng giữ đều ga, khơng lấy nhiều lái, khơng đánh tay lái ngoặt, không phanh gấp có thể trơn trượt hoặc quay xe.

- Nếu bị trơn trượt ngang nhẹ thì lấy ít lái cho xe từ từ vào giữa đường, nếu trượt nghiêm trọng có thể giảm tải, đào rãnh hướng vết bánh xe về phía an tồn, gài số 1 cho xe tiến vào rãnh đào theo hướng đi lên.

- Nếu bánh xe bị quá trơn, cho xe lùi lại và lót bằng đá, gạch vỡ. ván lót cỏ khơ, rơm... khơng nên rú ga cố cho xe tiến, vì càng làm kht sâu sẽ khó khăn hơn, nhất là khi cầu xe đã chạm đất.

- Xả bớt hơi lốp cho xe đi qua đường trơn cũng là biện pháp hữu hiệu. Khi xe đã qua đường trơn lầy phải bơm đủ áp lực hơi lốp.

3.3. Lái xe qua đường ngầm.

a. Đặc đỉêm cơ bản.

- Trên đường ngập nước, xuất hiện đệm nước giữa mặt lốp với mặt đường, nên lực bám của bánh xe với mặt đường bị giảm, nhưng lực cản của xe tăng lên, nếu đường cắt ngang dịng nước chảy thì xe cịn bị đẩy trơi về phía hạ lưu. b. Phương pháp lái xe.

- Trước khi cho xe qua đường ngầm cần kiểm tra chiều sâu của mặt nước tốc

độ của dịng chảy, tình hình mặt đường như tốt, xấu, rộng, hẹp, đá to, đất, cát... Căn cứ vào đặc tính của xe để có phương pháp cho xe qua. Trường hợp mức nước quá sâu (nhưng vẫn trong phạm vi cho xe qua được) phải kéo lá chắn gió két nước, tháo dây đai quạt gió, lấy tấm kín bọc tồn bộ chia điện, dây điện, cọc nối và đưa bình điện lên vị trí cao, nút kín lỗ kiểm tra dầu máy, nới lỏng ống thốt khí tại cổ xả hay dùng ống mềm nối cửa cuối ống giảm thanh lên cao.

- Khi xe qua ngầm, nếu mặt đường rộng cho xe đi xiên góc theo hướng nước

chảy, mặt đường trung bình lái xe đi song song mép đường phía thượng lưu

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lái ô tô 1 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)