.3 Các nguyên tắc của phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và phát triển bền vững (Trang 34 - 35)

Chương 2 : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1 .3 Các nguyên tắc của phát triển bền vững

Chương trình Mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP) trong tác phẩm "Hãy cứu lấy Trái Đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững " , 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc

của một xã hội bền vững . Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong

thực tế của một thế giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế, văn hố. Thực tế địi hỏi cần thiết lập một hệ thống ngun tắc khác có tính khả thi và sát thực hơn. Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về Môi trường và

phát triển để xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc

đó là :

Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân

Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Ngun tắc này cho rằng, cơng chúng có quyền địi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường.

Nguyên tắc phịng ngừa

Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và khơng đảo ngược được, thì khơng thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thối mơi trường. Về mặt chính trị, ngun tắc này rất khó được áp dụng, và trên thực tế nhiều nước đã cố tình qn. Việc chọn lựa phương án phịng ngừa nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ

Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của phát triển bền vững.

Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ

Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài ngun, bình đẳng chung hưởng một mơi trường trong lành và sạch sẽ. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi một quốc

gia, nó cực kỳ nhạy cảm đối với các nguồn lực kinh tế - xã hội và văn hoá.

Nguyên tắc phân quyềnvà uỷ quyền

Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức quốc tế, mức địa phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần phải hiểu cho đúng rằng địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn hơn chứ không được thực thi chức năng một cách cơ lập. Thường thì các vấn đề mơi trường có thể phát sinh ngồi tầm kiểm sốt địa phương, ví dụ như sự ơ nhiễm “ngược dòng" của nước láng giềng hay cộng đồng lân cận. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ quyền cần được xếp xuống thấp hơn các nguyên tắc khác.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí mơi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi trường hợp là, nếu áp dụng nguyên tắc này q nghiêm khắc thì sẽ có xí nghiệp cơng nghiệp bị đóng cửa. Cộng đồng có thể cân nhắc, vì trong nhiều trường hợp, các phúc lợi có được do có cơng ăn việc làm nhiều khi cịn lớn hơn các chi phí cho vấn đề sức khoẻ và mơi trường bị ơ nhiễm. Do đó, cơ chế áp dụng nguyên tắc này cũng cần linh hoạt và trong nhiều trường hợp phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh nghiệp thích ứng dần dần với các tiêu chuẩn môi trường.

Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền

Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng như các chi phí mơi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên.

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và phát triển bền vững (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)