Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU hồ TIÊU VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU đến năm 2020 (Trang 29 - 30)

3.1.2.1 Thành tựu

Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.

Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ khơng những của nơng nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới.

Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bình quân 27,29 %/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 52.000 ha vào năm 2004, và đến năm 2013 diện tích tiêu cả nước đã đạt 60.000 ha.

Khơng những thế, Hồ tiêu cịn mang lại thu nhập cho hàng ngàn hộ nông dân, cải thiện đời sống, và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.

3.1.2.2 Tồn tại

Việc phát triển cây hạt tiêu tại Việt Nam chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường, thiếu các tổ chức có đủ năng lực và tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, cơn trùng và dịch bệnh.

Hầu hết nông dân thiếu vốn để sản xuất, chế biến lâu dài do đó việc sản xuất và kinh doanh tiêu Việt Nam không ổn định. Hạt tiêu thường được thu hoạch vào mùa mưa, dân khơng có vốn đầu tư cho thiết bị sấy, nên khơng kiểm sốt được độ ẩm hạt, chế biến thường theo phương pháp thủ công. Điều này đã giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể nâng cao tiêu chuẩn và thương hiệu cho mặt hàng hạt tiêu của mình và thường bị lỗ vì phải bán ở mức giá của người mua.

Mặc dù chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu giao dịch thương mại trên thế giới nhưng sản lượng tiêu của Việt Nam chỉ đạt từ 95.000- 100.000 tấn mỗi năm, phần thiếu còn lại các doanh nghiệp phải nhập

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU hồ TIÊU VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU đến năm 2020 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)