Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘an toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT (Trang 48 - 51)

1.1. Cần tổ chức tốt các HĐGDNGLL để giảm thiểu các vi phạm. Cụ thể: - Đội ngũ cán bộ quản lý, trước hết là Hiệu trưởng phải quán triệt sâu sắc và hiểu rõ tầm quan trọng và các ảnh hưởng hết sức tích cực của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong nhiệm vụ dạy và học ở nhà trường.

- Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp xun suốt năm học, có mục đích rõ ràng và cụ thể với từng hoạt động, thể hiện rõ thời gian thực hiện.

- HĐGDNGLL là hoạt động mang tính tập thể cao nên phải tích cực tìm tịi sáng tạo những hình thức hoạt động phong phú, nội dung hoạt động phải thu hút được nhiều người tham gia, tạo ra mối quan hệ thầy trị gắn bó.

- Muốn đạt được hiệu quả cao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được tổ chức thường xuyên , phải xuất phát từ nhiệm vụ năm học, gắn liền với nội dung dạy trên lớp, gắn với chủ đề năm học, gắn với nội dung họat động của các tổ chức trong trường, đặc biệt là tổ chức Đồn thanh niên. Khơng được coi hoạt động này chỉ thuần tuý là hoạt động vui chơi giải trí, đơn thuần, làm mất thời gian hoặc chạy theo hình thức.

- Hiệu trưởng cần bồi dưỡng lực lượng trẻ làm nòng cốt trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tiếp tục kế thừa, phát huy thành quả sẵn có của nhà trường.

- Hình thức hoạt động phải mang tính giáo dục nhẹ nhàng, vui tươi, phong phú, dễ thu hút .

- Phát huy vai trị của phụ huynh để tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động để kết quả giành được tốt hơn.

1.2. Khi đã có dấu hiệu vi phạm cần có các giải phám xử lý kịp thời, cụ thể: Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

a. Khi xử lí phải tuyệt đối cương quyết và nghiêm khắc, khơng qua loa đại khái. Vì nếu khơng các em sẽ ỉ lại và xem nhẹ nội qui nhà trường làm cho mâu thuẫn ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

b. Khi xử lí và sưu tra, xét hỏi tìm ra nguồn gốc của mâu thuẫn đó. Vì nếu khơng thì khi giải quyết nó khơng thể làm cho các em vừa lịng và nể phục.

c. Trong q trình xử lí phải tùy trường hợp mà dùng biện pháp khích tướng để các em bọc lộ yếu điểm của mình. Nhưng cần lưu ý phải tùy đối tượng học sinh vì nếu khơng các em dễ bị đánh nhau tại lúc xử lí.

d. Trong xử lý học sinh là chúng ta phải biết chờ đơcị và kiên nhẫn không nên quát tháo và gắn ép các em, vì sau mỗi sự việc thì các em bao giờ cũng dành phần phải về mình và cố tìm cách né tránh hoặc chối bỏ trách nhiệm.

e. Khi xử lý chúng ta phải thu thập thơng tin thật chính xác có như vậy hiệu quả mới cao và chính xác.

g. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để ngăn chặn triệt để hơn.

2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

Học sinh ở trường trung học phổ thông rất hiếu động, nhưng cũng rất nhanh bắt kịp vào cuộc sống, sự cần thiết ở đây là chúng ta biết quan tâm đến các em, sự quan tâm không phải của một cá nhân, mà phải là một tập thể và công tác này phải được làm thường xuyên, chúng ta cần phải thật nghiêm khắc với các em nhưng cũng cần phải nhẹ nhàng khi xử lý, điều quan trọng là chúng ta phải cho các em biết mình đã làm gì? Phải khắc phục như thế nào? Một điều quan trọng trong xử lý học sinh là chúng ta phải biết chờ đợi và kiên nhẫn không nên quát tháo và gắn ép các em, vì sau mỗi sự việc thì các em bao giờ cũng danh phần phải về mình và có tìm cách né tránh hoặc chối bỏ trách nhiệm, do đó khi xử lý chúng ta phải thu thập thơng tin thật chính xác có như vậy hiệu quả mới cao. Để khơng còn hành vi bạo lực trong trường học thì nhà trường – gia đình – xã hội chung tay góp sức xây dựng ngơi trường khơng bạo lực.

Do có một kế hoạch cụ thể, có một tập thể lớn mạnh nên trong quá trình thực hiện, mặc dù thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng dần dần chúng tôi đã khắc

phục và đạt được những thành tích đáng kể, nên nhiều năm qua Đồn trường ln đạt Đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc…

3. Khả năng ứng dụng, những kiến nghị, đề xuất:

Mỗi trường có sự quản lí học sinh khác nhau, nhưng với việc gây mâu thuẫn đánh nhau, nếu chúng ta giải quyết theo các bước trên thì nó có thể ngăn chặn được hành vi bạo lực học đường.

Các cấp có thẩm quyền nên có những quy định chế tài xử lí nghiêm, triệt để nhằm ngăn chặn đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực đường.

Cần có tài liệu hướng dẫn và mở các lớp tập huấn cho giáo viên về cơng tác xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực trong học đường.

2. Kết luận:

Thiết nghĩ rằng, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong trường phổ thơng hiện nay khơng ngồi mục đích của Đảng ta đã đề ra: “Giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phấn đấu giữ vững và duy trì trường đạt chuẩn về an ninh trật tự.

3. Kiến nghị:

Trước thực tế đó, để tháo gỡ những khó khăn cịn tồn tại trong việc giảm thiểu bạo lực học đường và tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT , tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp cần phối hợp, thống nhất trong nội dung, công tác tổ chức các phong trào, hoạt động. Cần đa dạng hoá cách thức tổ chức các hoạt động, có thể theo lớp hoặc khối lớp, theo từng chuyên đề. Mạnh dạn cắt bỏ những chuyên đề không phù hợp với thực tế địa phương. Tổ chức những hoạt động tự chọn phù hợp với sở thích của học sinh có thể dưới hình thức các câu lạc bộ, cắm trại .... Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh một cách nghiêm túc, khách quan. Để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả, nên có giáo viên chuyên trách hoạt động. Thêm vào đó, yêu cầu giáo viên phải có sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi, phải khéo léo, linh hoạt trong q trình xử lí các tình huống sư phạm tạo cho các em niềm tin vững chắc vào tập thể và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của tập thể.Thơng qua hoạt động này, tạo động lực cho học sinh hăng hái, sôi nổi hơn trong sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Đồng thời cũng qua đó, giúp các em mạnh dạn và tự tin trước đám đơng, giúp các em hồ nhập vào cuộc sống tập thể. Từ đó các em sẽ nhận thức được vai trị của mình trong đời sống xã hội, tránh xa các tệ nạn, không để xảy ra bạo lực học đường.

Trên là những kết quả mà tôi rút kết được sau một thời gian thực hiện tại trường THPT . Rất mong được sự đóng góp của quý đồng nghiệp, để cho công tác đảm bảo an ninh trật tự trong trường học những năm sau này hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘an toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT (Trang 48 - 51)