Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật việt nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại cảng dầu – công ty xăng dầu b12 (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng

Cảng dầu B12 là đơn vị trực thuộc Công ty xăng dầu B12, đơn vị kinh nhiều mặt hàng nhưng những mặt hàng chủ đạo của đơn vị là: Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu (xăng Mogas92, xăng Mogas95, dầu Diesel, dầu Mazut); Kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn, dầu động cơ (phục vụ các phương tiện cơ giới và tầu thuyền), tùy từng mặt hàng mà có những mức thuế suất khác nhau theo quy định của các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Mức thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đối với mặt hàng xăng dầu được quy định trong phạm vi khung thuế suất thuế nhập khẩu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và không vượt quá mức cam kết WTO đối với mặt hàng này (tối đa là 40%). Trước kia theo barem cũ, thuế suất thuế nhập khẩu ưu dãi đối với xăng dầu, dầu hỏa, nhiên liệu bay ở mức 20%-30% và diesel, mazut ở mức 15%- 25%. Nhưng hiện nay đã có một mức barem mới về thế nhập khẩu áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu, nguyên nhân cho sự ra đời của barem mới này là việc điều hành thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng dầu thời gian qua chưa thực hiện như barem thuế. Mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng dầu luôn ở mức thấp hơn so với barem, vì thực hiện theo phương án bình ổn giá mặt hàng xăng dầu trên cơ sở cân đối giữa sự biến động của giá xăng dầu thế giới, việc trích, sử dụng Quỹ bình ổn và giá bán xăng dầu trong nước. Mặt khác barem cũ về thuế nhập khẩu áp dụng đối với xăng dầu không thực hiện được mục tiêu là tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh trong khi cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu (Bộ Tài chình và Bộ Cơng thương) thường bị thụ động trong việc điều hành chính sách thuế đối với mặt hàng chiến lược này. Theo đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu đã có phương án điều chỉnh barem thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng dầu, và cụ thể đối với mặt hàng kinh doanh của Cảng dầu B12 có mức thuế suất như sau:

STT Thuế nhập khẩu ưu đãi

Đối tượng chịu thuế Xăng (USD/Thùng) Diesel (USD/Thùng) Dầu mazút (USD/Tấn 1 Tối thiểu 7% Từ 130 trở lên Từ 135 trở lên Từ 700 trở lên

2 Tối đa 12% Từ 110 đến dưới 130 Từ 115 đến dưới 135 Từ 600 đến dưới 700

3 Tối đa 20% Từ 90 đến dưới

110 Từ 95 đến dưới115 Từ 500 đếndưới 600

4 Tối đa 30% Từ 70 đến dưới

90

Từ 75 đến dưới 105

Từ 400 đến dưới 500

5 Tối đa 40% Dưới 70 Dưới 75 Dưới 400

Bảng 2.2: Barem thuế nhập khẩu áp dụng đối với một số mặt hàng của Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12.

Mức barem thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định để đảm bảo tổng số thuế đối với mặt hàng xăng dầu khơng cao hơn bình qn các nước trong khu vực nhưng cũng không quá thấp để hạn chế phát sinh buôn lậu. Tuy nhiên, đây chỉ là mức barem để dựa vào đó các cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu dựa vào đó để đưa ra mức thuế suất cho mặt hàng này khi có biến động từ giá trên thế giới. Ở một góc độ nào đó, giả

sử giá cả xăng dầu thế giới diễn biến khó lường tăng giảm đột ngột thì đây sẽ là một bài tốn rất khó đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế có phạm vi tương đối nhỏ, theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế khoảng 17 đối tượng. Đối với Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là xăng cũng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với mặt hàng xăng vẫn đang là vấn đề được bàn luận bởi vì đây là hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, do đó theo đại đa số thì nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với xăng. Nhưng có ý kiến cho rằng đây là hàng hóa khơng thể tái tạo nên cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Mặt khác, ta thấy rằng dầu cũng là hàng hóa khó tái tạo và khối lượng dầu tiêu thụ tại trường Việt Nam so với xăng cũng không quá chênh lệch nhưng dầu không phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi đó mức thuế này đối với xăng cũng tương đối cao. Về nguyên tắc, giá bán lẻ xăng dầu được tính trên cơ sở nhằm hài hịa lợi ích của ba bên: Nhà nước; Doanh nghiệp; Người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, là doanh nghiệp đã sản suất kinh doanh thì khó có thể chịu lỗ, Nhà nước vẫn ln thu đủ các thuế, phí đã định cho nên mỗi khi có biến động về giá dầu thế giới thì mọi thiệt thịi đều đẩy về phía người tiêu dùng. Hơn thế nữa, hiện nay xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi vận hành sử dụng xăng dầu lại tiếp tục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều này dẫn đến người tiêu dùng bị đánh thuế trùng lặp. Bên cạnh đó, mặt hàng nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng thì thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi dùng vào mục đích khác là sản xuất ra sản phẩm khác thì khơng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc xác định đối tượng chịu thuế, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mục đích, cơng dụng dễ dẫn đến gian lận trốn thuế và khó thực hiện trong thực tế.

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên gia trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Cơ sở của thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hay nói cách khác cơ sở của thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hóa dù qua nhiều khâu hay ít khâu thì từ sản xuất đến tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ đó đều chịu chung một mức thuế suất giống nhau. Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12 kinh doanh mặt hàng xăng dầu và một số mặt hàng thuộc họ xăng dầu, là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Với mặt hàng kinh doanh của Cảng dầu B12 hay bất cứ hàng hóa hay dịch vụ khác là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng do khách hàng tiêu thụ sản phẩn xăng dầu của Cảng dầu B12 chịu nhưng không phải do khách hàng trực tiếp nộp mà do Cảng dầu

B12-người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán xăng dầu có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng cơng đoặn, thuế giá trị gia tăng đã được Cảng dầu B12, hay những người bán sản phẩm của đơn vị đưa vào giá hàng hóa cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hóa cuối cùng chịu. Thuế giá trị gia tăng khơng chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng có ít thuế suất, hiện nay có ba mức thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là: 0%; 5%; 10%. Với ít thuế suất loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản khơng can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều. Đối với việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất. Trường hợp hàng hóa có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong q trình vận chuyển, bơm rót như xăng, dầu thì được kê khai, khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của số lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên khơng vượt q định mức hao hụt theo quy định. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức khơng được khấu trừ, hồn thuế. Từ khi Luật Thuế bảo vệ mơi trường có hiệu lực và đi vào thực tiễn, và xăng dầu là loại hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Thuế bảo vệ mơi trường thì giá tính thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường. Việc bổ sung quy định này để nhằm phù hợp với ngun tắc và thơng lệ quốc tế về giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán cuối cùng chưa có thuế giá trị gia tăng. Luật thuế giá trị gia tăng có quy định hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Tuy nhiên, vì luật khơng quy định về ngưỡng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, nên hầu hết doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo đó, có rất nhiều doanh nghiệp kê khai gian lận để trốn thuế giá trị gia tăng, gây tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước. Khắc phục bất cập đó, luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung đã quy định ngưỡng doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ đồng/năm trở lên để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp có doanh thu dưới ngưỡng 1 tỷ đồng/năm phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, trừ trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng cho phương pháp này. Đây là quy định hồn tồn hợp lý và góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế giá trị gia tăng.

Khơng chỉ riêng đối với Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới, chính sách phát triển kinh tế ln gắn liền với chính sách bảo vệ mội trường, chính vì vậy sự ra đời của Luật Thuế Bảo vệ môi trường là cần thiết, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý động bộ, ổn định, điều toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến mơi trường. Các mặt hàng trong nhóm hàng kinh doanh chính của Cảng dầu B12-Cơng ty xăng dầu B12 đều thuộc nhóm đối tượng chịu thuế. Mức thuế suất Thuế Bảo vệ môi trường đối với các đối tượng này được quy định theo thuế tuyệt đối để đơn giản, minh bạch trong thực hiện, bảo đảm ổn định số thu ngân sách Nhà nước, không phụ thuộc vào sự biến động của giá hàng hóa. Mục tiêu chủ yếu của thuế bảo vệ môi trường là nhằm thay đổi hành vi đầu tư, sản xuất và tiêu dùng, từ đó giảm thiểu tác động xấu đến mơi trường (mục tiêu thu ngân sách Nhà nước là thứ yếu) nên thuế bảo vệ môi trường được xác định không phụ thuộc vào giá của đối tượng chịu thuế mà cân nhắc trên mức độ gây ô nhiễm môi trường của đối tượng chịu thuế. Luật Thuế Bảo vệ mơi trường có Biểu khung thuế với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể trong từng thời kỳ. Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến mơi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hóa gây ra và có tính đến việc kế thừa chính sách thu hiện hành để khơng tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng, không xáo trộn việc quản lý thu.

Phí xăng dầu là loại phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến chính sách kinh tế-xã hội của Nhà nước và đây là loại phí do chính phủ quy định chứ khơng giống như các loại phí khác do chính quyền địa phương quy định. Phí xăng dầu có thể được Chính phủ ủy quyền cho Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định mức thu đối với từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế. Phí xăng dầu là một khoản thu của ngân sách Nhà nước có ý nghĩa như phí lưu thơng trên đường, khoản thu này nhằm mục đích duy tu, bảo dưỡng đường xá do xe đi làm hư hỏng. Trước đây phí này thu theo từng loại xe nhưng thực tế rằng thu trên từng loại xe là việc làm rất khó nên Nhà nước tính loại phí này vào giá xăng dầu. Việc làm này tạo ra sự dễ dàng cho cách thu phí, mức độ sử dụng xăng dầu đồng nghĩa với việc trả phí của người tiêu dùng xăng dầu đồng thời nó tỷ lệ thuận với mức hư hỏng mà chủ phương tiện sử dụng nhiên liệu là xăng dầu gây ra cho đường sá khi lưu thơng. Nhưng cũng có nhiều điều cần giải quyết vì với một số loại phương tiện thực tế rất ít khi lưu hành trên đường.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật việt nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại cảng dầu – công ty xăng dầu b12 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)