6. Kết cấu khóa luận
2.4. Các kết luận và phát hiện quan nghiên cứu
Xăng dầu là một loại hàng hóa thiết yếu và rất quan trọng khơng chỉ đối với đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, quốc phòng của một quốc gia. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đang cố xây dựng thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng các cơng cụ thuế, phí nhằm ổn định giá cả và chống lại sự độc quyền trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giường như mục đích sử dụng các cơng cụ thuế để điều tiết thị trường xăng dầu còn chưa hợp lý và chưa đạt được những kết quả mong đợi. Nhà nước can thiệp sâu rộng vào thị trường xăng dầu bằng các chính sách thuế điều này giúp Nhà nước có thể chủ động điều tiết thị trường, bảo vệ được lợi ích người tiêu dùng, nhưng cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu là công cụ được Nhà nước sử dụng tương đối linh hoạt theo barem thuế đã định, có lúc thuế nhập khẩu đối với xăng dầu đã xuống tới mức 0% khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, nhưng đối với trường hợp giá bán trên thị trường thế giới có nhiều biến động thì cơng tác điều chỉnh mức thuế này luôn gặp rắc rối, nhất là trong lúc giá xăng dầu thế giới tăng giảm thất thường trong khoảng thời gian ngắn với biên độ tăng giảm lớn. Cũng theo cách tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ % trên giá CIF, do yếu tố “động” của giá dầu thế giới nên gây tác động kép tới giá bán xăng dầu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu, khó kế hoạch hóa nguồn thu. Độ trễ của thuế nhập khẩu từ khi ban hành đến khi có hiệu lực cịn khá lớn, trong khi xăng dầu biến động hằng ngày, hàng giờ.
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị tăng thêm, về nguyên tắc phải được thu ở giai đoạn bán hàng hóa sản phẩm, nhưng hiện tại nay lại thu ngay ở giai đoặn nhập khẩu do đó khơng phù hợp với ngun tắc của thuế này, vì thu ở giai đoặn nhập khẩu thì chưa xuất hiện giá trị gia tăng, nhất là khi trong trường hợp nhập khẩu xăng dầu về bán lỗ (do giá tối đa bị khống chế bởi chính sách thuế). Do vậy cho dù giá trị gia tăng không tồn tại (bị âm) nhưng doanh nghiệp nhập khẩu trên thực tế vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng, việc hoàn thuế phức tạp.
Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích hạn chế những hàng hóa khơng khuyến khích người dân tiêu dùng, nhưng xăng là một hàng hóa thiết yếu, nên cân nhắc lại thuế suất áp dụng đối với hàng hóa này. Mặt khác, dẫu biết xăng là hàng hóa đặc biệt, khơng thể tái tạo đánh thuế cao nhằm mục đích hạn chế sử dụng nhưng đây là hàng hóa thiết yếu, là khâu đầu vào để sản xuất ra nhiều hàng hóa khác, cho dù giá có cao đi chăng nữa thì thiết yếu vẫn phải sử dụng. Một điều nữa là, thuế này chỉ áp dụng đối với xăng mà không áp dụng cho các loại dầu, trong khi đó xăng và đầu đều có nguồn gốc từ dầu thơ và khơng thể tái tạo.
Phí xăng dầu hay cịn gọi là phí giao thơng trước đây, nhằm mục đích thu để duy tu, bảo dưỡng đường sá do xe đi làm hư hỏng, nhưng đối với một số phương tiện như máy cày, máy bơm…hầu như không lưu thông trên đường, khơng gây ra hỏng hóc nhưng vẫn phải chịu phí này. Thêm vào đó hiện nay nhà nước đã thu phí đường bộ đối với các phương tiện tham gia giao thơng, vì vậy cần cân nhắc khi tiếp tục triển khai phí xăng dầu.
Với các khoản thu bao gồm: Thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt và phí xăng dầu, trên thực tế với các các khoản thu nói trên, doanh nghiệp phải thu để nộp lại cho Nhà nước theo hai giai đoạn:
Thu ở giai đoạn nhập khẩu, theo tờ khai hải quan bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu.
Thu ở giai đoặn bán hàng, theo hóa đơn xuất bán có phí xăng dầu.
Do vậy, việc doanh nghiệp phải kê khai hai lần cho một lít xăng dầu bán ra là việc làm rất thiếu khoa học.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu.
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu.
Xăng dầu là hàng hóa vật tư đặc biệt và có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi quốc gia. Xăng dầu được coi là mặt hàng thiết yếu đem lại nguồn thu cho ngân sách thơng qua các chính sách thuế và cách thức quản lý giá bán xăng dầu. Với vai trò là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, Nhà nước đưa ra các chính sách về thuế áp dụng đối với xăng dầu, thơng qua đó điều chỉnh giá bán xăng dầu trên thị trường, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và lợi ích của người tiêu dùng. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng Nhà nước đang hướng tới là để mặt hàng xăng dầu được kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước đang tiến hành từng bước điều hành giá xăng dầu đảm bảo bù đắp được chi phí và chấm dứt hỗ trợ tài chính đối với kinh doanh mặt hàng xăng dầu, giá bán xăng dầu sẽ được điều chỉnh cao, thấp phụ thuộc vào giá bán mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới, Nhà nước sẽ một mặt điều hành giá thông qua các công cụ thuế.
Quan điểm 1: Thuế và các khoản phí áp dụng đối với xăng dầu phải phù hợp với từng giai đoạn, thời kì phát triển của đất nước.
Giá xăng dầu và các sản phẩm lọc hóa dầu từ trước tới nay luôn là yếu tố khá nhạy cảm tác động tới nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Mỗi chính phủ can thiệp vào cơ chế điều hành giá với mức độ và phương thức khác nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nước mình. Tùy theo sự phát triển của nền kinh tế quốc gia mà cơ chế quản lý giá xăng dầu cũng khác nhau. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì thường giá xăng dầu do cơ chế cung cầu trên thị trường điều tiết. Các quốc gia phát triển và kém phát triển thì chính phủ có xu hướng kiểm sốt giá xăng dầu chặt. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để quản lý thị trường xăng dầu, Nhà nước cũng đã có nhiều thay đổi cơ chế, đặc biêt là các công cụ thuế cho phù hợp với thời kì. Nước ta đã là thành viên của WTO, trong những năm tới với lộ trình cam kết cắt giảm thuế do vậy cần có những tính tốn, cân nhắc thật phù hợp góp phần vào sự phát triển của nước nhà.
Quan điểm 2: Các chính sách về thuế, phí áp dụng đối với xăng dầu phải đảm bảo lợi ích ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Với vai trò là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, Nhà nước cần phải tính tốn thuế một cách khoa học để ổn định được nguồn thu mà không phụ thuộc vào sự tăng giảm đột biến của xăng dầu thế giới. Pháp luật về thuế cần có sự thay đổi tích
cực, nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị kinh tế xã hội. Mặt khác, là công cụ điều chỉnh giá bán xăng dầu, Nhà nước cần tính tốn mức thuế suất các loại thuế áp dụng đối với xăng dầu sao cho tạo được sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xác định giá bán, vừa chủ động trong nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu để đảm bảo giải quyết một cách hài hóa lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng.
Đảm bảo lợi ích Nhà nước.
Có thể nói việc ổn định phát triển kinh tế vĩ mô là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các chính sách của Nhà nước trong việc quản lý đối với xăng dầu. Xăng dầu là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng đối với hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với ngành giao thông vận tải, hệ thống mạch máu của nền kinh tế, việc dùng các công cụ thuế để điều chỉnh giá các loại xăng dầu sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành kinh doanh vận tải. Trong các công ty kinh doanh xăng dầu thì các cơng ty có nguồn vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, chính vì thế việc dùng các công cụ kinh tế can thiệp vào thị trường hàng hóa này dù thế nào cũng phải đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh xăng dầu, chính vì vậy việc đổi mới các quy phạm pháp luật về thuế áp dụng đối với xăng dầu nói riêng và các cơ chế chính sách nói chung là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng, đặc biệt trong thời gian tới, với việc gia nhập WTO thì đây là một việc bắt buộc vì nếu khơng làm điều đó, khơng chỉ nguồn vốn Nhà nước khơng được sử dụng hiệu quả, làm cho thị trường không hấp dẫn, nguồn thu ngân sách thông qua thuế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thuế vừa là cơng cụ vừa là mục đích trong quản lý Nhà nước, Nhà nước sử dụng thuế để điều tiết và can thiệp vào thị trường, bên cạnh đó, việc làm thế nào để thu được nhiều thuế cũng là một yêu cầu quan trọng, tuy nhiên để thu được nhiều thuế và lâu dài địi hỏi Chính phủ phải có chính sách hợp lý để ni dưỡng và phát triển nguồn thu này trong dài hạn, chính vì thế các chính sách thuế nhất thiết phải bám sát được thực tế kinh doanh.
Đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Đảm bảo kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là cần thiết để các doanh nghiệp này có thể tái sản xuất kinh doanh, chính vì thế việc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này phải được cân nhắc kỹ càng, bên cạnh đó các chính sách về thuế cũng phải tạo ra được sức ép đào thải để buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực trong hoạt động khơng để xảy ra tình trạng trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoặn khó khăn.
Các chính sách thuế, các khoản phí xăng dầu phải đảm bảo tính tốn hợp lý, cân đối với các chính sách phát triển kinh tế xã hơi. Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng-một loại hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu thiết yếu thường ngày của người tiêu dùng cần cân nhắc xem xét, có giải pháp phù hợp để có hướng đi đồng nhất.
Quan điểm 3: Thuế và phí áp dụng đối với xăng dầu phải giúp các doanh nghiệp hoạt động hết hiệu quả có thể.
Những năm gần đây, và tiến tới thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu trong nước. Các chuyên gia dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ, những khó khăn tiếp tục kéo dài trong một vài năm tới, nền kinh tế tăng trưởng chậm, khu vực kinh tế trong nước cịn khó khăn. Trong ngành xăng dầu nói riêng, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đề xuất Chính phủ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đối với xăng dầu (mà tiêu biểu là nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu) theo hướng tiếp cận thị trường, giao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá bán lẻ, nhưng Chính phủ vẫn giữ quyền can thiệp vào điều hành thông qua các công cụ thuế. Quan điểm đưa ra là các loại thuế này phải giúp các doanh nghiệp thích nghi một cách tối đa nhất trong khi thị trường biến động, khó khăn. Việc điều chỉnh các mức thuế suất cần phải tính tốn cân nhắc chính xác, đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật trong từng thời kì phải có tính hợp lý cao, kịp thời , hợp lý.
Quan điểm 4: Khuyến khích hoạt động sản xuất của các Nhà máy lọc dầu trong nước, cân đối giữa kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại, nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu. Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường xăng dầu trên thế giới xuống thấp. Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ hai nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ khơng khuyến khích nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thơng qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được. Cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay bằng khoản thu mới bù đắp phần hụt do giảm thuế nhập khẩu, lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước.