Quyết định loại bỏ sản phẩm trong tuyến sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty TNHH thương mại MEDI p r o d u c t s trên thị trường hà nội (Trang 40 - 64)

2.2.1 .2Mơ hình hành vi mua của tổ chức

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về thực

3.3.7 Quyết định loại bỏ sản phẩm trong tuyến sản phẩm

Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S

Trong năm 2009 cơng ty có nghiên cứu phát triển và đưa ra sản phẩm Arthrosan có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới khớp, sau hai năm sản phẩm được phân phối trên thị trường đến đầu năm 2011 công ty nhận thấy sản phẩm khơng cịn khả năng sinh lời và không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng tính năng khác. Do đó tháng 05/2011 cơng ty quyết định ngừng phân phối sản phẩm Arthrosan trên thị trường.

Từ sự thành công của sản phẩm men tiêu hóa Lacvitmin Plus cơng ty đã nghiên cứu và bổ xung vào tuyến sản phẩm men tiêu hóa cho người lớn Nutri – Pax BIO. Nhưng do khơng nghiên cứu kỹ thị hiếu, nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh nên ngay khi sản phẩm ra thị trường đã không được thị trường chấp nhận. Doanh thu cho sản phẩm hàng tháng rất thấp. Ban giám đốc đã quyết định ngừng sản xuất, dùng sản phẩm Nutri – Pax BIO làm hàng khuyến mại cho các sản phẩm khác, giám giá 50% để bán và thu hồi vốn.

Theo kết quả khảo sát đại lý có 60% đại lý được hỏi cho rằng việc lựa chọn một nhãn hiệu sản phẩm phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ doanh thu và lợi nhuận của đại lý. Do đó như đã trình bày ở trên những sản phẩm khơng cịn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, mức độ tiêu thụ thấp đã được công ty loại bỏ ra khỏi tuyến nhằm đầu tư và phát triển các sản phẩm mới với tính năng mới phù hợp với thi hiếu người tiêu dùng hơn.

Nhận xét: Trải qua một quá trình phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng cùng với sự nỗ lực quản trị tuyến sản phẩm, Tính đến thời điểm tháng 02/2012 Cơng ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S đang sở hữu tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng với 5 sản phẩm. Các sản phẩm trong tuyến của công ty mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm thơng thường, mà các cơng ty cạnh tranh đều có, chưa có sản phẩm nào thực sự nổi trội cho dòng sản phẩm thực phẩm chức năng của cơng ty. Qua khảo sát 30 đại lý chỉ có 5% đại lý cho rằng họ cảm thấy hài long với tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty hiện nay. 70% đánh giá là tạm chấp nhận, 15% đánh giá là khơng hài lịng. Vì vậy cơng ty cần khơng ngừng nghiên cứu và phát

triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của cơng ty để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TUYẾN SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI MEDI P.R.O.D.U.C.T.S TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

4.1.1. Những thành công của phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S trên thị trường Hà Nội.

Mặc dù môi trường cạnh tranh và các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên công ty đã thu được một số thành tựu tiêu biểu như:

Từ khi đưa cho ra mắt sản phẩm sơn nước đầu tiên cho dòng sản phẩm thực phẩm chức năng, đến nay công ty đã xây dựng được tuyến sản phẩm với 5 sản phẩm khác nhau đáp ứng được một phần nhu cầu cảu thị trường mục tiêu.

Công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển tuyến sản phẩm, tích cực nghiên cứu thị trường để tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng ngày càng đáp ứng được tốt nhất thị trường mục tiêu và tạo được lợi thế nhất định trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà công ty theo đuổi.

Trong mối quan hệ với những hoạt động khác của công ty như định giá, xúc tiến và phân phối, công ty đã phối hợp nhịp nhàng, tạo ra một sự kết hợp hiệu quả hoạt động Marketing – Mix. Điều này đã giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, hơn nữa là đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như làm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Điều này được chứng minh qua tốc độ tăng trưởng ở mức cao trong những năm gần đây. Số lượng các đại lý phân phối ngày càng tăng và mở rộng ra các tỉnh thành trong toàn quốc.

4.1.2 Những tồn tại của phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S trên thị trường Hà Nội.

Bên cạnh những thành tích đạt được thì trong quá trình phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn cịn khơng ít hạn chế, tồn tại mà cơng ty cần khắc phục và rút ra những bài học để nâng cao hiệu quả của công tác phát triển tuyến sản phẩm trong tương lai.

Việc nghiên cứu thị trường khơng được chú trọng đầu tư đúng mức, cịn mang tính hình thức, khơng có tính định kỳ, mặc dù cơng ty đã có những hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng vẫn chưa mang tính chun nghiệp. Cơng ty chưa có nhân viên chuyên trách về thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường. Chính vì vậy việc ra các quyết định phát triển tuyến sản phẩm bị thiếu dữ liệu và thông tin thị trường.

Quyết định phát triển tuyến sản phẩm cịn dựa nhiều vào khả năng sẵn có của cơng ty hơn là dựa vào tình hình cạnh tranh và nhu cầu thị trường. Các quyết định về mức giá, thời điểm tung ra sản phẩm mới chưa được phân tích thấu đáo trong mối liên hệ với công tác phát triển và quản trị tuyến sản phẩm.

Các quyết định phát triển tuyến sản phẩm chưa thực sự phát huy hiệu quả. Các sản phẩm được coi là mới đối với công ty nhưng chưa được coi là mới đối với thị trường. Các sản phẩm được mở rộng trong tuyến chưa tạo được sự khác biệt cho tuyến.

4.1.3 Những nguyên nhân tồn tại của phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S trên thị trường Hà Nội.

 Nguyên nhân khách quan:

Như đã nói ở trên, cơng tác phát triển tuyến sản phẩm của công ty chịu tác động không nhỏ từ các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh cũng như mơi trường vĩ mơ. Do đó trong q trình phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng công ty đã gặp phải một số khó khan nhất định.

Các yếu tố về khoa học công nghệ ngày càng được đổi mới nhanh hơn, chu kỳ sống của một dây chuyền công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Điều này tác động khơng nhỏ đến cơng ty khi họ có nguồn tài chính eo hẹp và khơng bắt kịp được sự thay đổi và phát triển của công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường. Do đó, mặc dù cơng ty dã cố gắng tận dụng những lợi thế của mình nhưng sản phẩm tạo ra cũng kém tính cạnh tranh so với một số đối thủ mạnh khác.

Sự khủng hoảng kinh tế và những biến động bất thường của nó cũng khiến cho công ty phải lưu tâm trong các quyết định phát triển tuyến sản phẩm. Những năm gần đây khi lạm phát tăng cao, chi tiêu của người dân cho các sản phẩm thực phẩm chức

năng cũng giảm theo. Quyết định phát triển tuyến sản phẩm theo hướng vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường nhưng vừa phải đưa một mức giá cạnh tranh.

 Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chính của hầu hết những hạn chế mà cơng ty gặp phải bắt nguồn từ việc cho đến nay công ty vẫn chưa có phịng Marketing riêng biệt. Hiện nay bộ phân kinh doanh công ty đảm nhận hịan tồn các công việc như nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thiết kế sản phẩm và bao bì sản phẩm… Bên cạnh đó cơng ty chưa có một đội ngũ nhân lực marketing được đào tạo bài bản, hầu hết chỉ là những người làm việc lâu năm theo kinh nghiệm nhưng lại không có kiến thức về marketing. Do đó hoạt động phát triển tuyến sản phẩm chưa mang lại hiệu quả cao cho công ty.

Công tác thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của cơng ty cịn nhiều hạn chế, cán bộ nghiên cứu phát triển sản phẩm thiếu, chưa đi sâu vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng như sản phẩm cải tiến.

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết về phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S trên thị trường Hà Nội.

4.2.1 Dự báo triển vọng và quan điểm về phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S trên thị trường Hà Nội.

Hiện nay hầu như tất cả các công ty đang sản xuất , kinh doanh thuốc đều kinh doanh thêm thực phẩm chức năng và các hiệu thuốc cũng kinh doanh thực phẩm chức năng (để ở tủ riêng biệt). Một sự phân biệt khá lý thú giữa thuốc và thực phẩm chức năng là: thuốc chủ yếu để điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh cấp tính và sự chỉ định thường qua bác sỹ, sử dụng thuốc thường không kéo dài còn thực phẩm chức năng chủ yếu là phòng bệnh từ yếu tố nguy cơ, hỗ trợ điều trị bệnh đặc biệt là bệnh mãn tính, khơng cần sự chỉ định của bác sỹ và thường sử dụng lâu dài. Những người sử dụng thực phẩm chức năng để phịng bệnh thường là những người có thu nhập khá trong xã hội, có trình độ nhận thức cao và đặc biệt chăm lo sức khỏe cho mình. Các dược phẩm thơng thường khơng nên sử dụng lâu dài do tác dụng khơng mong muốn của nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Các cơng ty dược lớn ở Việt nam như Domesco, Hậu giang,

Traphaco, Imexpharm , IMC, Á âu ..đều có các sản phẩm thực phẩm chức năng. Công ty IMC đã đưa ra thị trường một số sản phẩm có hiệu quả như Genecel, Nattospes, Nga phụ khang, Hoàng thống phong, Kidsmune..được thị trường đánh giá cao. Đặc biệt các công ty sản xuất thực phẩm chức năng ở Việt nam đều dùng các nguyên liệu là các thảo dược ,các chế phẩm sinh học trong nước, tạo ra nhiều việc làm cho nông dân (ni trồng, thu hái, chế biến) và góp phần tạo ra các giá trị kinh tế khác cho xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia nguồn lợi từ các thảo dược và động vật dùng làm thực phẩm chức năng của Việt nam hết sức phong phú. Thứ nhất Việt Nam có ngành y học cổ truyền với kinh nghiệm từ hàng nghìn năm (phát triển song song với y học cổ truyền Trung quốc, Ấn độ, Tây tạng), thứ hai lực lượng nông dân của Việt Nam cao (chiếm tới gần 70% lực lượng lao động) sẵn sàng cho thu hái nuôi trồng, chế biến . Đồng thời lực lượng công nhân của chúng ta cũng hết sức dồi dào và các công ty đã chú trọng tới chất lượng đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật. Viện công nghệ các hợp chất thiên nhiên (Viện khoa học công nghệ Việt nam) đã khảo sát các loại động vật biển có khả năng dùng làm thực phẩm chức năng như vẹm xanh (có DHA, các acid béo không no, vi lượng..) hay dầu gan cá thu, cá hét, .. các loại khác như cá ngựa, hải mã, hải cẩu, đẻn đều có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm chức năng. Các công ty sản xuất thực phẩm chức năng từ thảo dược (như IMC, Hồng bàng, Traphaco..) đã quy hoạch khu vực trồng dược liệu theo tiêu chuẩn thế giới GAP. Thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam hiện nay diễn ra hết sức sôi động, riêng thị trường này theo đánh giá của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt nam trị giá hàng nghìn tỷ đồng, có trên 1000 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả các cơ sở chế biến đông y gia truyền cũng tham gia vào. Chỉ tính riêng các số các thực phẩm chức năng công bố tại Bộ y tế đã khoảng 3000 loại thực phẩm chức năng và danh sách công bố sản phẩm ngày càng dài hơn. Cơ hội cho phát triển ngành kinh tế này rất phù hợp với Việt nam bởi tới hơn 90% doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp của chúng ta có sự linh hoạt cao, năng động và chịu khó học hỏi. Theo nhận định của PGS.TS, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VADS) thì ngành kinh doanh này sẽ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế phục vụ sức khỏe với tốc độ tăng hàng năm 20%. Cũng theo các chuyên gia của VADS tỷ lệ % sử dụng thực phẩm chức năng của người dân Việt Nam đang dần

gia tăng đặc biệt là khu vực thành thị. Các loại thực phẩm chức năng thường hay dùng là cho các bệnh mãn tính có thời gian điều trị lâu (như tim mạch, tiểu đường, ung thư, gout, viêm gan, lao..) và đặc biệt sự nhận thức về các mối nguy cơ do sự ô nhiễm môi trường làm hại tới sức khỏe đã làm mọi người ý thức bảo vệ bằng các loại thực phẩm chức năng (các sản phẩm tăng miến dịch như Delta immune, Lô hội, gấc , nhàu, tỏi, tảo xoắn..).

Thực phẩm chức năng là xu thế của thế kỷ 21, con người này càng quan tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho mình từ khi cịn đang khỏe mạnh. Thực phẩm chức năng là cơ hội của tương lai cho sự phát triển kinh tế, xã hội. và đây cũng là cơ hội để các công ty trong ngành phát triển và mở rộng kinh doanh.

Trong những năm tới mức độ cạnh tranh của ngành thực phẩm chức năng của Việt Nam sẽ cịn tăng mạnh. Sẽ them các tập đồn nước ngoài ra nhập vào thị trường này, đồng thời các nhà đầu tư lớn trong nước sẽ có những sự đầu tư lớn hơn. Sự cạnh tranh giữa các công ty sẽ theo hướng mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất, đảm bảo sức khỏe và an toàn khi sử dụng.

4.2.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Thương Mại MEDI P.R.O.D.U.C.T.S trên thị trường Hà Nội trong thời gian tới.

 Định hướng chung của công ty:

 Trong chiến lược 5 năm (2011 – 2015) công ty định hướng vào một số vấn đề then chốt có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của cơng ty dựa trên những phân tích về mơi trường và thị trường mà công ty hướng tới.

 Tiếp tục đẩy mạnh trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên hiện tại.

 Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và các đại lý và nhà phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty trên tồn quốc.

 Tiếp tục xây dung văn hóa cơng ty vững mạnh, phát huy tính sang tạo của cá nhân và tập thể.

 Định hướng đối với hoạt động phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty:

 Tiếp tục hồn thiện cơng tác phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho tuyến sản phẩm này trên thị trường mục tiêu.

 Công ty vẫn xác định thị trường mục tiêu chính yếu vẫn là thị trường Miền Bắc trong đó trọng tâm là thị trường Hà Nội và các tỉnh như: Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,…, mở rộng phát triển thị trường Miền Trung và Miền Nam. Duy trì phục vụ thị trường trung cấp và cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để hướng tới phục vụ thị trường cao cấp.

 Đánh giá lại hiệu quả của công tác phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng, nhằm trả lời câu hỏi: Các quyết định hiện đại hóa tuyến sản phẩm có thỏa mãn được nhu cầu thị trường không?, Thời điểm tung ra sản phẩm mới có thích hợp khơng?, chiến lược định giá, xúc tiến cho sản phẩm trong tuyến có tạo được sức hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh khơng?... Từ đó rút ra những bài học cho công tác phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty.

4.3 Các đề xuất và kiến nghị về phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển tuyến sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty TNHH thương mại MEDI p r o d u c t s trên thị trường hà nội (Trang 40 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)