5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ
2.2.3.2 Đối thủ cạnh tranh
Thị trường trò chơi, mạng xã hội di động ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ. Nhất là trong thời đại công nghệ di động bùng nổ như hiện nay. Kéo theo đó là ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ giải trí số gia nhập thị trường này. Khiến thị trường này ngày càng trở nên sôi động hơn, cạnh tranh cũng gay gắt hơn. Chính vì thế rất cần có những kế hoạch và chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trong tương lai để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công ty cổ phần OneSoft tham gia thị trường này từ cuối năm 2009 đến nay. Tuy đi sau các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực cung cấp phần mềm dịch vụ chat, game, mạng xã hội…như Zalo của VNG; Ola của Microgame; Wala; Timbox; hay ứng dụng “lai” như Vitalk, FPT Chat của FPT… Tuy nhiên cộng đồng chưa thể phát triển nhanh, ngoại trừ Iwin với khoảng trên 1 triệu người tham gia do đi trước BigOne 1 năm và đầu tư khá là mạnh mẽ cho các hoạt động truyền thơng. Tuy đi sau nhưng OneSoft khơng vì thế mà nản long mặc dù gặp khơng ít khó khăn với đối thủ đáng gờm này, vừa đi trước lại vừa đầu tư mạnh cho các hoạt động truyền thông. Sau hơn 3 năm hoạt động, mặc dù không thể bằng Iwin nhưng game BigOne của OneSoft cũng đã thu hút được gần 1 triệu người chơi trong đó có khoảng 400 đến 600 nghìn người thường xuyên tham gia và nạp tiền vào game BigOne. Đây là 1 con số đáng nể cho một doanh nghiệp đi sau nhưng tập chung và chỉ phát triển mảng thị trường này.Vượt mặt những đối thủ đi trước OneSoft đã khẳng định được sức mạnh của mình trước các đối thủ. Điều này có thể cịn hơn nữa khi mà công ty biết đầu tư hiệu quả cho hoạt động marketing điện tử của mình. Đó cũng là một trong số những lý do để tác giả nghiên cứu giúp công ty cổ phần OneSoft ln đi lên để có thể cạnh tranh và vượt qua những đối thủ hiện tại của mình.