Về tổ chức hạch toán kế toán:
Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc tại
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ
kế tốn và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (VND).
Chế độ kế toán áp dụng: Cơng ty áp dụng Chế độ kế tốn doanh nghiệp
Việt Nam ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính. Cơng ty đã áp dụng các chuẩn mục kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế tốn hiện hành áp dụng.
Hình thức kế tốn áp dụng: Nhật ký chung trên máy tính.
Cơ sở lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế
tốn dồn tích (trừ các thơng tin liên quan đến các luồng tiền).
Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả người bán: Dựa trên hợp
đồng, biên bản nghiệm thu quyết tốn giữa 2 bên. Khi người bán thực hiện xuất hóa đơn và nghiệm thu quyết tốn được phê duyệt bởi cả 2, công ty sẽ ghi nhận công nợ phải trả.
Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải trả và trả tiền, bao gồm các thông tin sau: Các phương thức mua hàng
của DN (nhập khẩu, mua trong nước, đấu thầu, chỉ định thầu), mua qua người bán cố định hay vãng lai; các người bán chủ yếu của DN; phương thức lựa chọn người bán; DN và các nhà quản lý chủ chốt có độc lập với các người bán chủ yếu hay không; các cam kết mua hàng và các hợp đồng mua dài hạn; chu trình thanh tốn; chính sách cấp tín dụng thương mại của người bán,
chiết khấu, giảm giá; thanh toán cho người bán bằng tiền mặt hay tiền gửi, các thủ tục kiểm soát đối với việc thanh toán bằng tiền mặt…
Hoạt động mua bán chủ yếu là mua bán vật tư nhỏ lẻ phục vụ thi cơng cơng trình: xi măng, cốp pha, sơn chống thấm, gạch, cát, đá…
Các khoản mua bán có giá trị dưới 20 triệu đồng được thanh tốn ngay bằng tiền mặt;
Các khoản mua bán có giá trị lớn được thực hiện kí hợp đồng với người bán và thanh tốn bằng tiền gửi;
Hiểu biết về chính sách kế tốn áp dụng:Chính sách kế tốn áp dụng
đối với mua hàng, phải trả và trả tiền: thời điểm ghi nhận HTK, phải trả người bán; chính sách đối với việc đánh giá các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ, phân loại các khoản nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn; so sánh chính sách kế tốn áp dụng có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế tốn; chính sách kế tốn có được áp dụng nhất qn; các thay đổi chính sách kế tốn và ước tính kế tốn có được trình bày phù hợp…
Thời điểm ghi nhận HTK : khơng có hàng tồn kho, mua vật tư sử dụng thẳng cho cơng trình.
Thời điểm ghi nhận NPTNB: Căn cứ trên khối lượng mua bán thực tế, có biên bản bàn giao nghiệm thu giữa 2 bên.
Các khoản nợ phải trả hầu hết là nợ ngắn hạn, thanh toán ngay sau khi cung cấp vật tư hoặc chậm nhất trong vịng 30 ngày, khơng có cơng nợ phải trả tồn đọng.
2.3.1.1. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng, bao gồm các tài liệu sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty; biên bản họp đại hội đồng cổ đông; danh sách thành viên hội đồng quản trị và Ban Giám đốc;báo cáo kiểm toán năm trước,
các biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong các năm trước; các hợp đồng và cam kết quan trọng. Quy chế tiền lương, quyết định hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp…
Sau khi tiến hành thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhóm kiểm tốn sẽ gửi bản kế hoạch kiểm toán đến khách hàng. Bản kế hoạch yêu cầu những tài liệu khách hàng cần cung cấp và là căn cứ