2.3.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát
Kỹ thuật này giúp kiểm tốn viên có cái nhìn tổng qt về khách hàng, về tình hình thanh tốn cũng như tình trạng lãi lỗ, khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Các kiểm tốn viên của ASA thường tính tốn sự biến động
về số dư tài khoản năm nay so với năm trước và tính các tỉ suất thanh tốn. Từ đó, kiểm tốn viên so sánh, đánh giá để xác định những biến động bất thường. Dựa vào những thủ tục phân tích trên, kiểm tốn viên đã đưa ra những đánh giá sơ bộ như sau: Số dư khoản phải trả cho người bán cuối năm tương đối lớn, cơng ty khơng có khoản ứng trước cho người bán, chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn tương đối nhiều. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, cơng ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh tốn cơng nợ. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, hệ thống KSNB đối với khoản nợ phải trả người bán ở cơng ty chỉ ở mức trung bình, do đó cần có thêm các thủ tục khác để thu được bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy.
2.3.1.4.Đánh giá rủi ro:
Trên cơ sở xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở tồn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để thực hiện thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng CTKT. KTV xác định rủi ro kiểm tốn ở mức độ trung bình, sau đó KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, từ đó xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được.
Rủi ro tiềm tàng: Thơng qua tìm hiểu ban đầu, KTV nhận thấy khoản
mục NPTNB trong cơng ty ABC được hình thành chủ yếu từ hoạt động mua nguyên vật liệu cho cơng trình xây lắp. Số lượng nghiệp vụ mua sắm phát sinh không nhiều. Số dư NPTNB cuối năm 2015 chiếm 7% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Số lượng người bán của DN nhỏ đều là những DN uy tín trên thị trường. Từ những thu thập được, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục NPTNB ở mức độ trung bình.
Rủi ro kiểm sốt: Dựa trên những tìm hiểu ban đầu, về hệ thống KSNB
đối với khoản mục NPTNB đối với toàn doanh nghiệp và những hoạt động KSNB đối với khoản mục NPTNB, thơng qua những tìm hiểu về hệ thống kế
toán, KTV nhận thấy khoản mục NPTNB được khách hàng theo dõi và quản lý, có sự phân cơng phân nhiệm giữa các khâu mua hàng, ghi sổ, trả tiền,… KTV đánh giá rủi ro kiểm sốt ở mức độ trung bình.
Rủi ro phát hiện: Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện ở
mức độ trung bình, KTV ước tính rủi ro mong muốn ở mức độ trung bình, vì vậy số lượng bằng chứng kiểm tốn cần thu thập ở mức độ trung bình.
Chọn mẫu kiểm tốn:
Trong đó,Các phần tử có giá trị lớn hơn “Khoảng cách mẫu” sẽ được kiểm tra 100%; Các phần tử đặc biệt: Kiểm tra 100%;
(2) Hệ số rủi ro: Được xác định trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
(3) Mức trọng yếu thực hiện: 50-75% mức trọng yếu tổng thể;
(10)Cỡ mẫu nhóm 1: là số lượng các phần tử lớn hơn KCM và các phần tử đặc biệt.
Đối với khách hàng ABC số lượng nghiệp vụ phát sinh khơng nhiều, lượng người bán ít. Nên KTV khơng chọn mẫu nghiệp vụ cũng như người bán để kiểm tra mà tiến hành kiểm tra 100% nghiệp vụ phát sinh và số dư của tất cả các người bán.
2.3.1.5. Xác định mức độ trọng yếu:
Việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục đòi hỏi KTV phải có óc xét đốn nghề nghiệp cũng như trình độ chun mơn vững chắc. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng, chính xác, ASA đã xây dựng một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC.
Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
Việc ước lượng này mang tính xét đốn nghề nghiệp của KTV. Do đó nó khơng cố định mà có thể thay đổi trong suốt q trình kiểm tốn nhưng thường dao động trong giới hạn cho phép.
Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm tốn BCTC tại Cơng ty TNHH Kiểm tốn Châu Á", các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn. Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu”. Tại cơng ty ABC, kiểm tốn viên tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:
Tiêu chí được KTV sử dụng để ước tính mức trọng yếu là Doanh thu. KTV lý giải do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các nghiệp
vụ phát sinh trong năm không nhiều, chỉ tiêu doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu đối với doanh thu là 0,5% - 3%. Theo đó, mức trọng yếu tổng thể được tính bằng doanh thu* tỷ lệ ước tính. Mức trọng yếu thực hiện bằng 50%- 70% mức trọng yếu tổng thể. Ngưỡng sai sót tối đa có thể bỏ qua bằng 4% mức trọng yếu thực hiện. Căn cứ vào bảng xác định mức trọng yếu, KTV sẽ lựa chọn mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
Cụ thể, tại công ty ABC, mức trọng yếu được KTV lựa chọn để thực hiện kiểm tốn là 132.717.892 VND. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của công ty ABC nếu lớn hơn 132.717.892 VND thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại, nếu tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 132.717.892 VND sẽ được coi là không trọng yếu.