Khái niệm pháp luật về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

Một phần của tài liệu XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Khái quát pháp luật về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

1.4.1. Khái niệm pháp luật về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Trong kinh doanh, việc nợ nần lẫn nhau là hiện tượng bình thường, ít doanh nghiệp nào tránh khỏi. Khi có nợ thì chủ nợ đương nhiên có quyền địi nợ thơng qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, việc đòi nợ bằng con đường kiện tụng ra Tòa dân sự, Tòa kinh tế nhiều khi không thể giải quyết được một cách thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh. Vì vậy, bên cạnh tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế với tư cách là các thủ tục địi nợ thơng thường, Nhà nước phải thiết kế thêm một cơ chế đòi nợ đặc biệt nữa để các chủ nợ, khi cần thì có thế sử dụng để địi nợ, đó là thủ tục phá sản.

Tính ưu việt của cơ chế địi nợ thơng qua thủ tục phá sản là ở chổ, việc địi nợ được đảm bảo bằng việc Tịa án có thể tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của con nợ và thơng qua đó mà bán tồn bộ tài sản của nó để trả nợ cho các chủ nợ. Mặc dù ngày nay, tố tụng phá sản còn phải thực hiện thêm một số

mục tiêu nữa, trong đó có mục tiêu giúp doanh nghiệp mắc nợ phục hồi (tức là bảo vệ cả lợi ích của con nợ) nhưng về cơ bản, tố tụng phá sản từ khi ra đời đến nay vẫn là loại tố tụng tư pháp được đặt ra nhằm trước hết và chủ yếu là để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Việc ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ đã làm cho thủ tục phá sản trở thành một cơng cụ pháp lý có vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà kinh doanh.

Như vậy chúng ta có thể rút ra khái niệm pháp luật về xử lý tài sản phá sản là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban

hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ đang lâm vào tình trạng phá sản để thanh tốn nợ cho các chủ nợ trên cơ sở những quy định chặt chẽ của pháp luật.

Pháp luật Phá sản Việt Nam đã thể hiện rất rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Điều này được thể hiện thông qua hàng loạt các quy định pháp luật liên quan đến quyền năng của chủ nợ như: quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản, quyền khiếu nại danh sách chủ nợ, quyền có đại diện trong thiết chế quản lý tài sản vả thanh toán tài sản, quyền đề xuất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ, quyền được khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản,...

1.4.2. Nội dung pháp luật về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

1.4.2.1. Chủ thể về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

Pháp luật phá sản của các nước nói chung đều quy định vấn đề quản lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản, đồng thời các nước cũng thành lập ra các thiết chế để thực hiện việc xử lý tài sản và coi đây là chủ thể rất quan trọng trong tố tụng phá sản của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, do điều kiện

kinh tế - xã hội ở mỗi nước là khác nhau nên việc gọi tên thiết chế này cũng như quy định về cơ cấu tổ chức, vai trị, vị trí, thẩm quyền của các thiết chế này cũng khơng giống nhau.

Các nước có nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức...) quy định việc xử lý TSPS thuộc về một nhân viên do Toà án bổ nhiệm và giao cho thẩm quyền khá rộng rãi trong quá trình giải quyết phá sản. Theo luật của những nước này, dường như Toà án đã chuyển giao một phần chức năng của mình cho người quản lý tài sản. Người quản lý tài sản khơng chỉ có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của con nợ sau khi mở thủ tục phá sản mà cịn có các quyền như triệu tập và chủ trì HNCN, quyền quyết định huỷ bỏ hay công nhận các giao dịch pháp lý mà con nợ đã thực hiện. Nhân viên này có quyền hạn rất lớn trong việc quản lý và định đoạt TSPS dưới sự giám sát của chủ nợ, thậm chí cịn là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp với mục đích chung là bảo tồn tài sản của doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Luật Phá sản của Hoa Kỳ giao quyền quản lý TSPS cho Tín thác viên,

Tín thác viên là người được uỷ thác quản lý tài sản, là đại diện hợp pháp thay mặt chủ sở hữu thực hiện các quyền năng đối với tài sản, tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và vì vậy có thể trở thành ngun đơn hoặc bị đơn trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Chế định Tín thác viên trong Luật phá sản của Hoa Kỳ được phân biệt thành hai trường hợp: Tín thác viên trong thủ tục thanh lý doanh nghiệp và Tín thác viên trong thủ tục tái tổ chức.2 3

Luật Phá sản của Nhật Bản có định chế Quản trị viên (Kanxainin), Quản

2 Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2002), Bước

đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội

3 Kosugi (2001), Luật phá sản tại Nhật Bản, Tài liệu Hội thảo về Luật phá sản theo Dự án của JICA (10-12

trị viên có vai trị hết sức quan trọng đối với việc quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản trong cả thủ tục thanh lý và thủ tục tổ chức lại. Quản trị viên trong Luật phá sản Nhật Bản do Toà án chỉ định vào thời điểm tuyên bố phá sản (Điều 142, Điều 157). Người được uỷ thác này có thẩm quyền và quyền lực chung để duy trì, quản lý và định đoạt hoặc bán khối tài sản đó cho các chủ nợ trong phạm vi giới hạn về trình tự ưu tiên theo luật định giữa các khiếu nại được nộp, quyền không chấp nhận những chuyển nhượng thiên vị hoặc gian dối trong khối tài sản và thẩm quyền khởi kiện đối với một tài sản nào đó thuộc khối tài sản đang cịn tranh chấp trong thời điểm tuyên bố.4

Nhìn chung với các nước có nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức...) quy định việc xử lý TSPS thuộc về một nhân viên do Toà án bổ nhiệm và giao cho thẩm quyền khá rộng rãi trong quá trình giải quyết phá sản. Theo luật của những nước này, dường như Toà án đã chuyển giao một phần chức năng của mình cho người quản lý tài sản. Người quản lý tài sản khơng chỉ có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của con nợ sau khi mở thủ tục phá sản mà cịn có các quyền như triệu tập và chủ trì HNCN, quyền quyết định huỷ bỏ hay công nhận các giao dịch pháp lý mà con nợ đã thực hiện. Nhân viên này có quyền hạn rất lớn trong việc quản lý và định đoạt TSPS dưới sự giám sát của chủ nợ, thậm chí cịn là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp với mục đích chung là bảo tồn tài sản của doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Cịn đối với những nước khác, nhất là những nước đang phát triển, vai

trò của thiết chế quản lý và xử lý TSPS được quy định khiêm tốn hơn. Nhìn chung, việc quản lý tài sản được giao cho một nhóm người do Tồ án thành lập. Tổ quản lý tài sản hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán,

chịu trách nhiệm trước Thẩm phán về việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình. Tổ quản lý tài sản có chức năng như cơ quan của Thẩm phán, giúp Thẩm phán giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc xác định tài sản, bán đấu giá tài sản và phân chia tài sản của con nợ cho các chủ nợ... Nói chung, ở những quốc gia này, Tổ quản lý tài sản hầu như khơng có vai trị trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, vấn đề phục hồi doanh nghiệp mà chỉ có vai trị nhất định trong việc phát hiện, bảo quản và thanh lý tài sản.

Ở Việt Nam, việc quản lý và xử lý TSPS không chỉ thuộc về duy nhất một chủ thể mà luật giao cho một nhóm các chủ thể với những thẩm quyền khác nhau thực hiện việc quản lý và xử lý TSPS, bao gồm: Toà án, TQLTLTS, chủ nợ và con nợ.

* Quyền của các nhóm chủ thể trong xử lý tài sản của doanh nghiệp

phá sản

- Thẩm quyền của Toà án

Các nước khác nhau đều thành lập ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, tuy có khác nhau về tên gọi, về cơ cấu tổ chức, về thẩm quyền, về thủ tục tiến hành nhưng chúng đều giống nhau về bản chất pháp lý là những cơ quan này đều là cơ quan tài phán mang tính Nhà nước - cơ quan Toà án. Chẳng hạn, ở hầu hết các nước Châu Âu lục địa việc giải quyết phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Tồ thương mại. Trong khi đó, một số nước như Mỹ, Thuỵ Điển lại thành lập Toà phá sản riêng. Ở Cộng hoà liên bang Nga, thẩm quyền tuyên bố phá sản lại thuộc về Toà án trọng tài. Ở Trung Quốc, tính chất vụ kiện phá sản được xác định thuộc phạm vi vụ kiện dân sự nên thuộc thẩm quyền của Toà án thường.

mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản, nhưng do tính chất phức tạp của hiện tượng phá sản nên Toà án phải là người trung gian, nhân danh Nhà nước đứng ra quản lý tài sản của con nợ đồng thời giúp các chủ nợ, con nợ và những người có liên quan đạt được những thoả thuận nhất định trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Trong trường hợp có thể được, Toà án cũng là người đứng ra tạo cơ hội cho doanh nghiệp mắc nợ tự cứu vãn mình. Tuy nhiên, LPS của mỗi nước xử lý vấn đề này là không giống nhau. Chẳng hạn ở Úc vai trị của Tồ án rất khiêm tốn, họ khơng tham gia vào việc cơ cấu lại doanh nghiệp cũng như mối quan hệ với con nợ.

LPS của Việt Nam quy định thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản của Toà án theo hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện. Quy định này nhằm thể chế hoá tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 08/02/2002 của Bộ chính trị về tăng thẩm quyền cho Tồ án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân tối cao chủ yếu thực hiện việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới bị kháng nghị, tập trung vào tổng kết thực tiễn, hướng dẫn việc xét xử của Toà án nhân dân các cấp... Đồng thời, việc sửa đổi này cũng là để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 (nay là Luật Doanh nghiệp 2005), Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 (nay là Luật Đầu tư năm 2005) và phù hợp với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp. Theo quy định của LPS việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp nói chung và việc quản lý, xử lý TSPS nói chung là một quá trình lâu dài và phức tạp. Các hành vi tố tụng này chủ yếu do Thẩm phán trực tiếp tiến hành, do đó, xem xét vị trí, vai trị của Tồ án thực chất là xem xét thẩm quyền của Thẩm phán ở các Tồ án đó như thế nào. Thẩm phán giữ vai trò quyết định và là trung tâm trong mọi giai đoạn của tố tụng phá sản ở Việt

Nam. Đây là nét đặc trưng cơ bản của LPS Việt Nam so với LPS của các nước trên thế giới, bởi lẽ hiện nay nhận thức của mọi người dân nói chung và của các nhà kinh doanh ở nước ta nói riêng chưa cao, nên chỉ nghe dư luận về một doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, đã gây nên một tâm lý hoang mang bất ổn trong giới kinh doanh dễ dẫn đến trình trạng lộn xộn, chụp giật, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng... và gây những hậu quả đáng tiếc cho xã hội. Vì thế, hơn lúc nào hết Thẩm phán phải có mặt để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến lợi ích của các bên.

- Quyền của chủ nợ trong việc quản lý và xử lý tài sản phá sản

Trong vụ phá sản, chủ nợ thường là những người có quyền lợi gắn bó chặt chẽ nhất, chính vì vậy, họ có quyền cùng được tham gia vào quá trình quản lý, xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản trên nguyên tắc công khai và cơng bằng. Có rất nhiều loại chủ nợ: Chủ nợ có bảo đảm; chủ nợ khơng có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần; chủ nợ là người lao động trong trường hợp doanh nghiệp cịn nợ họ tiền cơng, tiền lương và chủ nợ là Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp nợ thuế của Nhà nước. Do vậy, pháp luật đã tạo nhiều cơ hội để cho các chủ nợ bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là trong việc quản lý và xử lý TSPS.

Trước hết, chủ nợ thực hiện việc quản lý và xử lý TSPS thơng qua HNCN. HNCN có nhiều quyền quan trọng, liên quan mật thiết đến quá trình quản lý và xử lý TSPS. HNCN được LPS thiết kế như là thiết chế để thơng qua đó các bên có liên quan trong vụ phá sản cùng nhau tìm kiếm, thoả thuận phương án phục hồi để cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, HNCN cũng là nơi để các chủ nợ thể hiện ý chí của mình về các vấn đề liên quan đến thủ tục phá sản nói chung và thủ tục quản lý và xử lý TSPS nói riêng. Chính vì lý do đó, HNCN vừa được quan niệm như một loại chế

định quan trọng trong luật phá sản đồng thời vừa là một thủ tục trong thủ tục tố tụng phá sản. HNCN là nơi tập hợp tất cả các chủ nợ cũng như người có quyền và nghĩa vụ liên quan khơng phân biệt họ có nộp đơn hay khơng nộp đơn u cầu mở thủ tục phá sản. Để thực hiện tốt những điều đó, HNCN cần có thẩm quyền nhất định bởi lẽ chính thẩm quyền đó là cơ sở để HNCN thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, như: Quyền bầu thay thế người đại diện trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản; Quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Quyền thảo luận, về các nội dung do Tổ trưởng TQLTLTS và những ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đã trình bày tại HNCN; Quyền giám sát việc thực hiện phương án phục hồi của doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, chủ nợ có thể thực hiện việc quản lý và xử lý TSPS thông qua một số quyền mà pháp luật trao cho họ trong quá trình quản lý và xử lý TSPS như sau: Quyền yêu cầu Thẩm phán ra quyết định tuyên bố các giao dịch vô hiệu theo quy định hoặc quyền yêu cầu Thẩm phán ra quyết định đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực nhằm mục đích hạn chế và tránh những hành vi tẩu tán tài sản cũng như trốn tránh nghĩa vụ trả nợ; Quyền khiếu nại đối với

Một phần của tài liệu XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w