1.1.2 .Vai trò
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, tuy nhiên trong giới hạn khóa luận này, em chỉ xin đề cập đến một phương pháp đó là phỏng vấn chuyên gia.
- Đối tượng phỏng vấn: Để có được những ý kiến đánh giá, nhận xét tình hình
hoạt động kinh doanh cũng như cơng tác tài chính của doanh nghiệp một cách xác thực ta tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao như ban giám đốc, trưởng phịng tài chính.
- Quy trình phỏng vấn:
Chuẩn bị câu hỏi cho mục đích nghiên cứu đề tài khóa luận Các câu hỏi có thể đặt ra phỏng vấn là:
+ Hẹn gặp phỏng vấn
+ Phỏng vấn và ghi lại những ý kiến nhận xét, đánh giá của người được phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến đề tài
- Hình thức phỏng vấn: tùy thuộc vào từng điều kiện cho phép mà có thể phỏng
vấn trực tiếp hay phỏng vấn qua điện thoại
- Thời gian phỏng vấn: chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn kỹ càng để tiết kiệm thời gian
không cần thiết để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao nhất có thể.
2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Để có được các số liệu có được về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp bằng cách tiếp cận trực tiếp và lấy các báo cáo tài chính cũng như bảng cân đối kế tốn thơng qua phịng Tài chính – Kế tốn của cơng ty TNHH Việt Nga. Từ các bảng biểu về tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của cơng ty qua từng tháng và 3 năm gần nhất trở lại đây, em đã tổng hợp và nhập liệu thủ cơng trên phần mềm Excel. Sau đó, chọn ra những chỉ tiêu cơ bản, cần thiết và quan trọng trong quá trình nghiên cứu và kết xuất ra 2 bảng chính đó là Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả kinh doanh của Cơng ty từ năm 2010 đến năm 2012 vừa qua nhằm phục vụ việc nghiên cứu sâu cơ cấu, tình hình tài sản – vốn của công ty để biết được tiền đang được công ty sử dụng như thế nào, phân bổ ra sao. Đồng thời với Báo cáo tài chính, có thể cho thấy sơ bộ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các khoản mục nào chiếm tỷ trọng chủ yếu và tại sao nguồn thu (hay nguồn chi) lại tập trung vào đó.