.Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích lợi nhuận tại công ty TNHH giải pháp năng lượng việt (Trang 59 - 64)

3.1 .Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.2 .Hạn chế và nguyên nhân

Khoa Kế toán – Kiểm toán

Bên cạnh những kết quả đạt được,hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải Pháp Năng Lượng Việt cũng gặp khơng ít khó khăn ảnh hưởng tới tình hình thực hiện lợi nhuận của Cơng ty.Qua q trình thực tập tại cơng ty em nhận thấy Cơng ty vẫn cịn một số hạn chế gây ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau:

* Giá vốn hàng bán của cơng ty cịn rất cao

Trong những năm qua giá vốn hàng bán của Công ty luôn ở mức cao , đặc biệt là năm 2012 , giá vốn hàng bán của Công ty là 34,591,239,451 đồng tăng 6.21 % so với năm 2011, tỷ lệ tăng giá vốn còn lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu BH & CCDV ( 5.15% ) Nguyên nhân giá vốn công ty cao là do Công ty lựa chọn nhà cung cấp chưa tốt , thói quen tiêu dùng khiến cơng ty chỉ tạo mối quan hệ với một hoặc một vài nhà cung ứng quen thuộc và lâu năm của mình nên khi thị trường xuất hiện một số nhà cung ứng mới có giá bán thấp hơn nhưng Cơng ty vẫn chưa quan tâm đến do đó sẽ bị mua với giá cao . Mặt khác do Cơng ty chưa phải là một đại lí độc quyền về cung cấp thiết bị điện nên khơng hay được hưởng chính sách ưu đãi về giá cả , thường bị các nhà cung ứng ép giá , nhập với giá cao , điều này cũng ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh giá cả của Công ty.

Trong những năm qua , chi phí mua hàng của Cơng ty TNHH Giải Pháp Năng Lượng Việt ln tăng . Đó là do Cơng ty đã chọn hình thức mua hàng theo nhu cầu , khoản dự trữ cho việc kinh doanh ít , lượng thiết bị mua về là lượng tối thiểu chỉ đáp ứng được nhu cầu bán ra bình thường trong từng thời kì . Chính vì vậy Cơng ty khơng được hưởng các chính sách ưu đãi về giá hoặc chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp nên chi phí đầu vào ln cao . Đơi khi cịn gặp phải tình trạng thiếu hàng làm cho việc kinh doanh bị gián đoạn và ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty . Hơn nữa , khủng hoảng kinh tế diễn ra khiến cho giá cả leo thang , hầu hết các nhà cung cấp đều tăng giá làm chi phí đầu vào cũng tăng theo khi cơng ty khơng kịp thời tìm được các đối tác mới phù hợp.

* Phương thức bán hàng chưa đa dạng .

Phương thức bán hàng chủ yếu đem lại doanh thu cho Công ty là phương thức bán hàng qua đại lí , cịn các phương thức khác chưa phát triển …Bán lẻ chủ yếu là các đơn đặt hàng nhỏ lẻ tới Công ty hoặc khách hàng đến trực tiếp Công ty để mua

hàng . Điều này làm cho chi phí bán hàng ( hoa hồng đại lí , thưởng sản lượng ) và chiết khấu thương mại tăng lên làm cho lợi nhuận của Cơng ty bị giảm .

Ngồi ra việc huy động khơng hết các phương thức bán hàng cịn cho thấy công ty chưa khai thác tối đa nhu cầu thị trường , một yếu tố có thể tiếp tục đẩy mạnh doanh thu của Công ty.

Phương thức bán hàng của Công ty chưa đa dạng là do bộ phận kinh doanh cũng như tồn thể ban lãnh đạo của Cơng ty chưa thực sự năng động . Trong một thị trường cạnh tranh như ngày nay luôn luôn địi hỏi sự sáng tạo , nếu chỉ duy trì phương thức bán hàng truyền thống thì Cơng ty sẽ dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại và việc rút lui khỏi thị trường là điều tất yếu .

* Chi phí bán hàng , Chi phí quản lí DN , Chi phí tài chính cịn cao làm cho lợi nhuận của công ty giảm đáng kể.

Đối với CFBH :

CFBH của Công ty năm 2012 là 3,552,893,200 đồng , tăng mạnh so với năm 2011 là 27.79 % , tỷ lệ tăng của CFBH lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của DTBH&CCDC ( 5.15% ) cho thấy trong năm 2012 Cơng ty chưa quản lí và sử dụng tốt CFBH . Nguyên nhân là do Công ty chưa có quy trình quản lí minh bạch hố tài chính , chưa quản lí được các khoản chi phí phát sinh từ khâu tìm kiếm khách hàng và kết thúc bán hàng . Bên cạnh đó , việc chấm cơng hàng ngày cho nhân viên bán hàng của Công ty cũng chưa thực sự hiệu quả : Ca trưởng của mỗi cửa hàng chịu trách nhiệm chấm công cho những nhân viên ở tổ mình trên giấy rồi báo lại cho cán bộ phịng kế tốn vào mỗi ngày , còn các phòng trực thuộc như phịng kế tốn , phịng kinh doanh thì trưởng mỗi phịng sẽ theo dõi sự có mặt của các nhân viên trong phòng , đến cuối tháng tổng hợp lại .Cách chấm cơng như vậy sẽ có nhiều khả năng xảy ra gian lận , bao che cho nhau vì cịn đan xen tình cảm trong cơng việc . Điều này gây ra sự mất công bằng và cịn tạo điều kiện để cơng nhân viên trong công ty tự ý nghỉ việc một cách vô kỉ luật , ảnh hưởng đến năng suất lao động của Công ty.

Đối với CFQLDN :

CFQLDN của Công ty năm 2012 là 143,790,281 đồng , tăng 25.21 % so với năm 2011, tỷ lệ tăng của CFQLDN tăng lớn hơn tỷ lệ tăng của DTBH & CCDV

Khoa Kế toán – Kiểm toán

( 5.15% ) cho thấy trong năm 2012 Cơng ty chưa quản lí và sử dụng tốt khoản mục chi phí này . Nguyên nhân là do cơng ty chưa quản lí chặt chẽ các khoản chi phí về điện , nước , điện thoại , ý thức sử dụng các thiết bị văn phòng của nhân viên trong cơng ty cịn chưa cao , các thiết bị phục vụ công việc như điện thoại được sử dụng để làm việc các nhân , một số nhân viên còn thiếu ý thức tắt thiết bị điện như điều hồ , máy vi tính trước khi nghỉ trưa hoặc rời khỏi phịng , vì thế chi phí QLDN vẫn cịn là một khoản khơng nhỏ .

Đối với CFTC :

Chi phí tài chính của cơng ty chủ yếu là chi phí lãi vay , năm 2012, CFTC của Cơng ty là 220,587,253 đồng , tăng 101.87 % so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính tăng mạnh là do trong năm 2012 công ty đã tiến hành huy động thêm vốn để mở rộng thị trường kinh doanh bằng cách vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng , điều này đã làm gia tăng vốn vay và chi phí lãi vay của Cơng ty . Tuy chi phí tài chính của Cơng ty tăng mạnh nhưng lợi nhuận kinh doanh lại giảm xuống cho thấy Công ty đã không sử dụng vốn vay hiệu quả , nguyên nhân là do Công ty chưa xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn vay một cách hợp lí , việc phân bổ vốn vay cho các khoản mục chi phí chưa cân đối.

* Doanh thu của công ty tăng nhưng tỷ lệ tăng vẫn thấp hơn so với trung bình ngành.

Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 5.15% trong khi tỷ lệ tăng trung bình ngành là 8.16 % ( Số liệu do Cục thống kê Việt Nam năm 2012 cung cấp ) cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu của Cơng ty cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty trong năm 2012 kém hơn so với các Công ty khác trong cùng ngành , nguyên nhân là do trong năm 2012 , các chiến lược kinh doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả làm cho doanh thu của Công ty tăng chậm.

* Công ty vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Trong năm qua số hợp đồng kí kết với khách hàng mới của Cơng ty chưa nhiều , nguyên nhân là do Cơng ty chưa có sự tiếp thị , quảng bá rộng rãi ra thị trường . Quảng cáo là một phương tiện mà công ty có thể dễ dàng giới thiệu hình ảnh và sản phẩm kinh doanh của mình đến với khách hàng , tuy nhiên tại Cơng ty TNHH Giải Pháp Năng Lượng Việt thì hoạt động này chưa được thực hiện một cách tích cực ,

hình thức quảng cáo của cơng ty chủ yếu là phát tờ rơi và in catalogue , hình thức này không mang lại hiệu quả cao cho công ty , nó khơng tác động trực tiếp vào nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm của cơng ty . Bên cạnh đó Cơng ty cũng chưa khuếch trương được tên tuổi của mình để hấp dẫn khách hàng hay nói ngắn gọn lại là công tác Marketing của Công ty chưa thực sự được chú trọng .

Số lượng khách hàng mới đến với cơng ty ít cịn do các chính sách chiết khấu thương mại của Công ty chưa thu hút được khách hàng , năm 2012 cơng ty đã thực hiện chính sách chiết khấu thương mại với các tỷ lệ khác nhau cho những khách hàng kí kết các hợp đồng có giá trị từ 300,000,000 trở lên . Tuy nhiên có thể thấy mốc được hưởng chiết khấu thương mại mà công ty đặt ra là chưa hợp lí bởi vì so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện thì Cơng ty TNHH Giải Pháp Năng Lượng Việt có thời gian gia nhập muộn hơn nên khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng nhỏ , hợp đồng đối với các khách hàng này thường có giá trị không cao nên việc đưa ra yêu cầu để hưởng chiết khấu như trên chưa thể mang lại hiệu quả cao cho Công ty được .

* Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là chưa cao .

Qua biểu phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận , ta thấy hai chỉ tiêu “ Lợi nhuận / vốn kinh doanh bình quân” và “ Lợi nhuận / vốn chủ sở hữu bình quân” năm 2012 mặc dù dương nhưng lại giảm xuống so với năm 2011 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2012 thấp hơn năm 2011 . Nguyên nhân là do trong năm 2012 , Công ty thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường nên nhu cầu về vốn của Công ty là rất lớn trong khi vốn lưu động thường xuyên lại không đáp ứng đủ nhu cầu . Do vậy , Cơng ty phải huy động nguồn vốn bên ngồi để trang trải cho nhu cầu vốn lưu động , gây nên tình trạng nợ lớn . Mặt khác , trong quá trình kinh doanh , Cơng ty đã khơng quản lí và sử dụng tốt các nguồn vốn đồng thời Cơng ty cũng chưa có các biện pháp quản lí chặt chẽ vốn kinh doanh gây nên tình trạng lãng phí vốn , lợi nhuận thu về được lại không cao làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bị giảm .

* Công ty vẫn chưa chú trọng đến việc phân tích lợi nhuận

Cơng ty chưa có bộ phận chun trách cho hoạt động phân tích LN , việc phân tích chỉ diễn ra vào cuối mỗi kì kinh doanh mà vẫn mang tính chung chung , dự

Khoa Kế toán – Kiểm toán

đốn mà vẫn chưa có cơ sở phân tích xác thực . Vì vậy việc phân tích khơng đem lại những thơng tin đúng đắn nhất để làm cở sở cho việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể , rõ ràng , chưa tìm được vấn đề cịn tồn tại để tìm ra những biện pháp khắc phục kịp thời .

Như vậy trên đây là một số thành công cũng như một số hạn chế và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó trong q trình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của Cơng ty TNHH Giải Pháp Năng Lượng Việt trong các năm qua . Nhận thức đúng đắn được tầm tác động của những nhân tố này sẽ giúp cơng ty có thể khai thác , phát huy ở mức cao nhất những thành tựu đã đạt được và có những biện pháp thiết thực , hiệu quả để giải quyết triệt để các vấn đề cịn tồn tại , từ đó nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh , lợi nhuận cho Công ty .

3.2.Dự báo về triển vọng phát triển và những định hướng chiến lược của Công ty trong thời gian tới .

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích lợi nhuận tại công ty TNHH giải pháp năng lượng việt (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)