Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần khóa việt tiệp (Trang 38 - 57)

Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2013/2012 Chênh lệch TL (%) 1 2 3 4 5 1.LNTT (VNĐ) 109.108.980.671 113.406.627.007 4.297.646.336 3,94 2.Tổng DTT (VNĐ) 503.223.110.488 618.259.724.546 115.036.614.058 22,86 3.Tổng tài sản (VNĐ) 249.239.294.498 318.938.471.798 69.699.177.300 27,96 4.Vốn chủ sở hữu(VNĐ) 159.219.696.783 209.849.494.945 50.629.798.162 31,80 5.Tổng chi phí (VNĐ) 394.114.129.817 504.853.097.539 110.738.967.722 28,10 6. Tỷ suất LN/ DTT (%) 21,68 18,34 - (3,34) 7.TS LN/Tổng tài sản (%) 43,78 35,56 - (8,22) 8.Tỷ suất LN/Vốn chủ sở hữu (%) 68,53 54,04 - (14,49) 9. TS LN/Tổng chi phí(%) 27,68 22,46 - (5,22)

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013)

Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận để thấy được mối quan hệ so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu khác như chi phí, doanh thu, nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của cơng ty năm 2013 so với năm 2012 được trình bày qua bảng trên. So sánh các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận năm 2013 với năm 2012 ta nhận thấy:

- Tỷ suất LN/DTT: Năm 2013 đạt 18,34% giảm 3,34% so với năm 2012. Như vậy cứ 100 đồng doanh thu thuần công ty sẽ thu được 18,34 đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 3,34 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuận kinh doanh năm 2013 tăng và DT năm 2103 cũng tăng nhưng tăng nhiều hơn lợi nhuận dẫn đến tỷ suất LN/DT giảm.

- Tỷ suất LN/Tổng TS năm 2013 là 35,56% giảm 8,22% so với năm 2012. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tốt so với năm 2012. Cơng ty cần có các biện pháp khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

- Tỷ suất LN/Vốn CSH: Qua bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu tỷ suất này giảm 14,49% so với năm 2012. Nguyên nhân tỷ suất LN/vốn chủ sở hữu giảm là do năm 2013 vốn chủ sở hữu và lợi nhuận đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của lợi nhuận thấp hơn so với tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu. Như vậy khả năng sinh lời của công ty giảm.

- Tỷ suất LN/Tổng chi phí năm 2013 là 22,46% giảm 5,22% so với năm 2012. Như vậy cứ 100 đồng chi phí cơng ty bỏ ra năm 2013 thu được 22,46 đồng lợi nhuận, giảm 5,22 đồng so với năm 2012.

Tóm lại, qua bảng phân tích ta nhận thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2013 so với năm 2012 đều giảm. Điều này khẳng định công ty đang làm ăn không tốt. Trong các kỳ kinh doanh tiếp theo công ty nên đưa ra những phương pháp kinh doanh để thúc đẩy q trình kinh doanh của cơng ty

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN KHĨA VIỆT TIỆP 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu lợi nhuận tại cơng ty cổ phần Khóa Việt Tiệp .

3.1.1. Những kết quả đạt được.

Trong 2 năm 2013 và 2012 công ty đã cố gắng tận dụng lợi thế, khắc phục hạn chế để có thể đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 tăng 131.923.813.371 đồng, tương ứng tăng 27,36%.

Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 14.916.207.166 đồng tương ứng tăng 11,26%.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước thuế tăng 4.372.066.529 đồng tương ứng tăng 4,01%.

Tổng doanh thu thuần năm 2013 tăng 15.966.307.162 đồng tương ứng tăng 12,24% so với năm 2012.

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 so với năm 2012 tăng 4.297.646.336 đồng , tương ứng tăng 3,94%. Thuế thu nhập DN hiện hành phải nộp cho Nhà nước cũng tăng 14.427.593.475 đồng, thể hiện trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp đối với Nhà nước, góp phần làm tăng Ngân sách Nhà nước.

Năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm tới 63,87%. Năm 2013 tỷ lệ đó có chút thay đổi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 65,8%, tỷ lệ nợ phải trả giảm xuống 34,2%. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty là rất cao.

Công ty tiếp tục tăng thêm vốn để tái đầu tư, và mở rộng quy mô sản xuất. Thu nhập của người lao động tiếp tục tăng lên, đời sống người lao động được cải thiện, nhân viên trong công ty chấp hành đầy đủ các quy định nội quy của cơng ty đề ra. Về phân tích kinh tế thì cơng ty đã thực hiện phân tích các chỉ tiêu kinh tế quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, chi phí trên cơ sở các số liệu tổng hợp được cuối năm, việc thực hiện đểu do bộ phận kế toán đảm nhiệm.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

a. Những tồn tại.

Ngoài những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Cơng ty cịn gặp phải khơng ít những khó khăn và hạn chế. Cụ thể:

- Thị trường kinh doanh của cơng ty có nhiều biến động cạnh tranh gay gắt do số lượng người tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các loại khóa và mặt hàng cơ kim khí ngày càng nhiều.

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý của cơng ty chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả các loại chi phí vẫn cịn cao, tỷ lệ tăng chi phí cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận. Cơng ty cần có các biện pháp để sử dụng chi phí tiết kiện và hiệu quả hơn.

- Về huy động và sử dụng vốn, năm 2006 cơng ty chuyển từ hình thức cơng ty nhà nước sang công ty cổ phần, việc chuyển đổi này giúp công ty dễ dàng huy động vốn hơn. Tuy nhiên công ty chưa thực sự hoạt động hiệu quả như một công ty cổ phần, đa số cổ phần chỉ được bán cho người lao động trong công ty, công ty chưa tận dụng tối đa việc huy động vốn từ người dân. Tổng nguồn vốn của cơng ty cịn khá thấp so với khả năng hoạt động của công ty.

- Cơng tác nghiên cứu thị trường cịn nhiều hạn chế, nhân viên nghiên cứu thị trường hoạt động chưa hiệu quả, những kết luận nhân viên đưa ra khơng phù hợp và khơng có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.

- Công tác Maketing hoạt động chưa hiệu quả, cơng ty khơng có nhiều bạn hàng mới, sản phẩm chưa đi vào tâm trí người tiêu dùng.

- Về bộ máy quản lý và người lao động, bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao, người lao động có trình độ chun mơn chưa cao, kinh phí đào tạo người lao động cịn thấp.

- Chiến lược kinh doanh của công ty chưa thực sự hoàn thiện mới chỉ chú ý một số mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Các mục tiêu dài hạn như phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mơ và lĩnh vực kinh doanh cịn chưa được quan tâm.

b. Nguyên nhân của những tồn tại trên.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang hứng chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Lạm phát của nước ta tăng mạnh, giá cả các NVL biến động khơng ngừng khiến cho các DN nói chung và cơng ty cổ phần khóa Việt Tiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân chủ quan:

- Về bộ máy quản lý và người lao động, mặc dù đất nước ta đã có rất nhiều đổi mới nhưng thực chất vẫn là một nước nơng nghiệp. Người dân vẫn chưa có tác phong cơng nghiệp cao. Thêm nữa cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơng ty vẫn cịn bị ảnh hưởng của chế độ thời bao cấp. Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên chưa được chú trọng, mở rộng và chuyên sâu mà chỉ chú ý vào một số cán bộ quản lý. Nguồn kinh phí cần dùng cho cơng tác này còn eo hẹp, chưa thực sự được đầu tư thích đáng.

- Hiệu quả hoạt động của phịng thị trường còn thấp, phịng thị trường trong cơng ty thành lập chưa lâu, chưa có sự đầu tư nhiều cho phòng này nên hiệu quả hoạt động cịn hạn chế. Cơng tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhiều khi vẫn hời hợt, chưa chuyên sâu. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của cơng ty thì ngày càng nhiều, nhu cầu thị trường biến đổi khơng ngừng thì rất cần một đội ngũ chuyên gia giỏi trong công tác nghiên cứu thị trường.

- Chưa đầu tư cho tìm kiếm các nhà cung cấp mới, cơng ty thường không dành nhiều thời gian cho tìm kiếm các nhà cung cấp mới. Điều này đã khiến công ty nhiều khi bị phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp truyền thống. Trong nhiều trường hợp, khi có những biến động bất thường xảy ra cơng ty sẽ khơng có đủ nguồn NVL thay thế.

- Do doanh nghiệp chưa quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng chưa tiết kiệm. Là một doanh nghiệp kinh doanh cơng ty cần có các biện pháp cụ thể trong từng lĩnh vực để giảm chi phí góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.2. Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tại cơng ty cổ phân Khóa Việt Tiệp.

3.2.1. Các đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại cơng ty cổ phần Khóa Việt Tiệp.

Sau khi phân tích thực trạng lợi nhuận tại cơng ty cổ phần khóa Việt Tiệp, tìm hiểu những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến hoạt động kinh doanh và tổng kết thành cơng cũng như những mặt cịn tồn tại cần khắc phục của công ty, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho công ty.

Giải pháp 1: Quản lý và sử dụng chi phí tiết kiệm, hiệu quả.

-Lý do đưa ra giải pháp:

Chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở các phần trước, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp cịn cao và có xu hướng tăng dần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy cơng ty cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Nội dung của giải pháp:

+ Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp

Để tiết kiệm chi phí bán hàng, cơng ty cần tổ chức lại quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, có sự phân cơng rõ ràng, hợp lý giữa các bộ phận. Hiện nay việc bán hàng và cung cấp dịch vụ do bộ phận bàn thực hiện, sau đó thu tiền và nộp lại cho kế tốn, xuất hóa đơn cho khách hàng so kế toán xuất nên mất thời gian chờ đợi. Các bộ phận có sự phối hợp chặt chẽ để nắm rõ thông tin khách hàng, tránh các chi phí phát sinh khơng cần thiết khi giao dịch với khách hàng.

Thực hiện tiết kiệm chi phí dịch vụ mua ngồi trong q trình quản lý như: chi phí điện, nước, điện thoại…Đây là khoản chi phí phải sử dụng thường xun, do đó phải quản lý chặt chẽ, khuyến khích và tuyên truyền các nhân viên tự giác thực hiện. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị văn phịng, máy móc khơng để tình trạng lãng phí, sử dụng sai mục đích bằng cách coi đây là một nội quy của cơng ty. Giảm số lượng nhân viên hành chính khơng cần thiết để tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc.

+ Tăng cường kiểm tra, giảm sát việc sử dụng chi phí của nhân viên cơng ty. Các khoản chi phí bằng tiền trong cơng ty thường bị lợi dụng chi tiêu khơng tiết kiệm, sai mục đích vì vậy cơng ty cần phải có biện pháp để quản lý. Để giảm

các khoản chi phí cơng ty cần phải lập kế hoạch chi tiêu từ cuối kỳ trước dựa trên báo cáo chi tiêu các kỳ trước sau đó trình giám đốc phê duyệt. Sang năm tài chính mới kế tốn dựa vào kế hoạch chi tiêu đó để giám sát tình hình chi tiêu thực tế. Như thế sẽ đảm bảo việc chi tiêu hợp lý và có thể kiểm sốt được chi tiết các khoản chi phí. Cơng ty có thể lập chi phí dự phịng, khi có các khoản chi phí phát sinh thì có thể nhanh chóng giải quyết bằng quỹ dự phịng. Việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên để có những đánh giá chính xác về tình hình chi phí, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời những phát sinh ngoài kế hoạch. Việc giám sát được thực hiện tại các bộ phận do trưởng bộ phận thực hiện và cuối kỳ báo cáo cho bộ phận kế tốn cơng ty tổng hợp, đưa ra các phân tích đánh giá trình lên giám đốc. Việc giám sát hiện nay theo quý, do đó cần thực hiện thường xuyên hơn đó là theo tháng, cuối mỗi tháng đều phải có báo cáo, hoặc bộ phận kế tốn có thể kiểm tra đột xuất một bộ phận để có thể có đánh giá chính xác.

+ Giảm chi phí giá vốn.

Giá thành sản phẩm bán ra của cơng ty bao gồm chi phí ngun vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định … Do vậy để hạ giá thành sản phẩm công ty cần chú ý giảm các khoản chi phí trên.

Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, công ty cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu. Công ty cũng nên tìm các nhà cung cấp ngun vật liệu có uy tín, lâu dài để đảm bảo nguồn hàng tốt nhất về chất lượng và giá thành. Điều này cần có sự hợp tác và quản lý chặt chẽ giữa ban giám đốc và các bộ phận trong công ty.

Giảm chi phí tiền lương, tiền cơng trong giá vốn hàng bán: để có thể giảm chi phí tiền lương cần tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động bằng các hình thức thưởng hợp lý như thưởng theo mức độ chuyên cần đi làm, có những sáng kiến hay cho cơng ty,…

Chi phí khác trong q trình tạo ra sản phẩm: đó là các chi phí cơng cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định …Cơng ty cần tiến hành tính khấu hao tài sản cố định nhanh để có thể sớm thu hồi vốn. Phương pháp công ty đang sử dụng là khấu hao đường thẳng.

 Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.

 Hoàn chỉnh việc quản lý tài chính, quản lý kỹ thuật, quản lý chi phí.

 Hồn thiện việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi hệ thống theo dõi, quản lý nhiên liệu, phụ tùng vật tư, vật liệu.

Giải pháp 2: Phát triển thị trường, tăng doanh thu.

- Lý do đưa ra giải pháp:

Bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn tăng lợi nhuận đều cần tìm giải pháp tăng doanh thu. Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường khóa ngày càng gay gắt và khốc liệt. Yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải giữ vững thị phần sẵn có và tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là quan tâm đến các khách hàng thân thiết.

- Nội dung của giải pháp:

Các hình thức quảng cáo của cơng ty cịn đơn điệu, chưa thực sự được chú ý, công ty cần tăng cường quảng cáo để tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng qua các phương tiện thơng tin như internet, báo chí, tờ rơi, fax, email …để khách hàng biết đến và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của công ty. Vào các dịp lễ tết cơng ty nên có các chương trình khuyến mại để đánh vào tâm lý khách hàng khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, tăng doanh thu.

Đối với các đại lý cần có những biện pháp khuyến khích thích đáng tăng tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý nhằm thúc đẩy hoạt động của các đại lý có hiệu quả. Cơng ty cần phát triển các đại lý bán hàng theo cả chiểu rộng lẫn chiểu sâu, lựa chọn các đại lý có năng lực.

Để mở rộng thị trường công ty cần mở thêm mạng lưới đại lý, văn phòng đại diện ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đồng thời thiết lập mối quan hệ hợp tác, gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần khóa việt tiệp (Trang 38 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)