Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH TM hà giang (Trang 63 - 68)

1.2 .Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn kinh doanh

doanh của Công ty TNHH TM Hà Giang

3.1.1. Những kết quả công ty đã đạt được

Sau khi tiến hành khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH

TM Hà Giang có liên quan đến việc quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, những nội dung và phương pháp được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính. Tài sản dài hạn của cơng ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu

Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn : Căn cứ vào bảng cân đối kế toán 2011, 2012 Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng đã giảm đáng kể: năm 2011 các khoản phải thu của khách hàng là 1,708,569,282 đồng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 1,545,879,650 đồng năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1,62,689,632 đồng. Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,909,824 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0.09%, tuy mức tăng không lớn nhưng cũng đã thể hiện được sự cố gắng của công ty trong việc huy động vốn. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm 13,196,174,130 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 13.51%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đã giảm đáng kể, điều này góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Cơng ty chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.

- Vốn chủ sở hữu của công ty khá cao đồng thời công ty cũng tận dụng được một lượng lớn vốn chiếm dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp và vẫn tăng đều qua các năm, điều này cho thấy những nỗ lực và quyết tâm của công ty trong công tác thu hồi nợ, đặc biệt là nợ khó địi. Cơng tác tiêu thụ hàng tồn kho cũng có những biến chuyển đáng ghi nhận.

- Vốn lưu động ròng dương qua các năm, cơ cấu vốn hợp lý, vốn được sử dụng đúng nguồn; hệ số tự tài trợ ở mức tương đối so với bình quân ngành.

- Vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanh khá cao đảm bảo tự chủ về tài chính và khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán nợ.

Về nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: để

tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cơng ty đã lập báo cáo khá đầy đủ, công ty đã lập một số biểu mẫu theo đúng quy định, sau biểu mẫu có những nhận xét tìm ngun nhân, biện pháp để khắc phục. Các nội dụng công ty thực hiện phân tích đã nêu lên được khái qt tình hình sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty. Các phương pháp công ty sử dụng như phương pháp so sánh, phương pháp hệ số… đã đánh giá được tình hình tăng giảm cơ cấu vốn của cơng ty.

3.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Những mặt hạn chế

Về kết quả kinh doanh: Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

2011, 2012 thì tổng doanh thu bán hàng của cơng ty năm 2012(85,784,684,400 đồng) so với năm 2011(99,306,493,922 đồng) giảm 13,445,359,730 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 13.62%, mặc dù giá vốn hàng bán của công ty năm 2012(84,502,751,470 đồng) so với năm 2011(97,698,925,680 đồng) giảm 13,196,174,130 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 13.51%, nhưng tỷ lệ giảm của doanh

thu bán hàng(13.62%) cao hơn nên làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm so với năm 2011.

Về tình hình quản lý và sử dụng VKD: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm

2011,2012 ta thấy Các khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong vốn lưu động chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, đây là một hạn chế mà cơng ty cần khắc phục vì nếu cứ để tình trạng này diễn ra cơng ty có thể bị mất vốn trong tương lai. Mặc dù các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và môt số khoản khó có thể thu hồi được nhưng cơng ty khơng hề trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi.

Về hiệu quả sử dụng VKD: Căn cứ vào những phân tích của cơng ty ta thấy hiệu

quả sử dụng VKD của công ty năm 2012 giảm rất nhiều so với năm 2011. Cụ thể ta thấy Hiệu suất sử dụng VKD BQ năm 2012(12.4) so với năm 2011(14.37) giảm 1.97, hiệu suất VLĐ BQ năm 2012(13.04) so với năm 2011(14.94) giảm 1.9, hệ số sinh lời VLĐ BQ năm 2012(0.034) so với năm 2011(0,043) giảm 0,009 . Hiệu suất VCĐ BQ năm 2012(331) so với năm 2011(379.1) giảm 48.5, hệ số sinh lời VCĐ BQ năm 2012(0.87) so với năm 2011(1.08) giảm 0.21

- Chất lượng tài sản của doanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản có), điều này làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời.

- Hàng tồn kho và phải thu cao làm khả năng thanh toán thấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt khi thị trường hàng hóa có nhiều biến động.

- Nợ phải thu khó địi chưa được trích lập dự phịng đầy đủ, từ đó làm cho số vốn kinh doanh thực tế không hoạt động vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hình thức huy động vốn của cơng ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, cơng tác huy động vốn từ các nguồn khác cịn yếu

- Mặc dù công ty đã chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh cho năm kế hoạch nhưng chưa sát với thực tế thực hiện, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường chưa thật sự được quan tâm, chú trọng, vì vậy khơng linh hoạt và bị động khi thị trường có biến động lớn theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh.

- Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến rõ rệt nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động của cơng ty cịn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng, hệ số sinh lời trên VLĐ giảm qua các năm

3.1.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Năm 2011 là năm biến động phức tạp của thị trường hàng hóa trong nước (giá hàng hóa đột ngột giảm mạnh vào những tháng cuối năm), thị trường hàng hóa 2012 đã dần phục hồi nhưng chậm do cung vẫn lớn hơn so với nhu cầu. Điều này làm doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011, kết quả kinh doanh biến động thất thường trực tiếp làm cho công tác quản lý và sử dụng vốn có nhiều biến động. Năm 2012, thị trường hàng hóa thuận lợi hơn-nhu cầu mua sắm tăng cao và những nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí là nguyên nhân đem lại kết quả kinh doanh lãi, tuy nhiên công ty vẫn chưa tận dụng được tốt cơ hội kinh doanh.

- Hoạt động kinh doanh chưa thật sự ổn định từ sau khi nền kinh tế mất cân bằng trong thương mại, việc đầu tư quá nhiều những mặt hàng cao cấp khiến cho nhu cầu của con người không đáp ứng hết đã dẫn tới dư thừa hàng hóa.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Cơng tác dự báo thị trường cịn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều nhưng không đem lại hiệu quả (hàng tồn kho năm 2012 tăng so với năm 2011 là 917,131,517 đồng ), do đó kéo theo nhiều chi phí khơng cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặc dù tồn tại này đã được khắc phục phần nào trong năm 2011, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.

- Quy mô vốn tăng tỷ lệ thuận với tốc độ chu chuyển vốn là điều tất yếu. Mặt khác, tình trạng thiếu vốn của cơng ty dẫn đến tăng chi phí làm kết quả kinh doanh giảm nhiều hơn.

- Công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt; nợ khó địi, q hạn vẫn phát sinh qua các năm. Công ty đã thực hiện phân loại công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp và giải pháp rõ ràng để giải quyết triệt để cơng nợ khó địi.

- Hệ thống nội quy, quy chế quản lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý tài chính được tiến hành nhưng khơng được xem xét cập nhật theo tình hình thực tế từng giai đoạn nên việc chỉ đạo điều hành cịn mang tính chủ quan.

- Trình độ phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Lãnh đạo cơng ty chỉ dự đốn kế hoạch trong tương lai mà không chi tiết thành các kế hoạch tài chính cụ thể.

- Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty cịn thấp. Trong tương lai, cơng ty cần định hướng lại và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH TM hà giang (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)