Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nghiên cứu các nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần sotrans hà nội (Trang 36 - 40)

2.2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNNG TY CỔ PHẦN SOTRANS HÀN Ộ

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội

2.2.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô

- Các yếu tố về mặt kinh tế : Nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang lâm vào khó khăn và khủng hoảng. Tại buổi cơng bố Báo cáo triển vọng kinh tế châu Á năm 2013 ADB đưa ra dự báo mà theo đó, tốc độ tăng GDP của Việt Nam được dự báo ở mức 5,2%, tăng một chút so với mức thực hiện 5,03% của năm 2012. Như vậy là nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hơn, kích thích người dân tiêu dùng, kéo theo đó các dịch vụ Logistics cũng được đẩy mạnh hoạt động.

Mặt khác lãi xuất ngân hàng nói chung thì khơng cao trung bình từ 10-12%/năm điều này làm giảm bớt chi phí tài chính của doanh nghiệp, giúp Sotrans Hà Nội có thể tăng cường sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi có vốn chủ sở hữu lớn.

Bên cạnh đó Quý I năm 2013 giá điện, giá xăng dầu tiếp tục tăng, khiến cho Sotrans Hà Nội phải đẩy giá dịch vụ của mình lên càng khiến cho việc cạnh tranh bằng giá của Công ty dường như là khơng khơng thể, chỉ cịn có thể tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các yếu tố khác. Làm thu hẹp khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội

- Các nhân tố về chính trị:

Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất. Điều này giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Cũng là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta nói chung và Sotrans Hà Nội nói riêng so với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Các nhân tố về pháp luật:

Theo như cam kết và lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics, Chính phủ VN và các Bộ, Ngành quản lý đã có những động thái tích cực: bên cạnh NĐ 140/2007/NĐ-CP, hàng loạt các quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, cảng biển, XNK, hải quan, thuế... Trong đó đặc biệt các quy hoạch về giao thông vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy..., các cảng khô, khu logistics... đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã ra đời. Trên thực tế các hành lang pháp lý nêu trên có tác động tích cực đến phát triển thị trường dịch vụ logistics, ngành logistics trong thời gian qua. Điều này giúp Sotrans Hà Nội kinh doanh thuận tiện hơn, dễ dàng cạnh tranh với các cơng ty của nước ngồi.

Tuy vậy, hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics từ Luật Thương mại (2005) và Nghị định 140/2007/NĐ-CP chưa đủ mạnh, thậm chí khơng cịn phù hợp, và

bình đẳng giữa các thành phần, chưa kể là thiếu chính sách nhằm ni dưỡng và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ logistics.

-Các nhân tố khoa học công nghệ :

So với thời điểm trước WTO, đã có rất nhiều tiến bộ mang tính đột phá, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển cảng biển, trong đó các cảng nước sâu với trang thiết bị và năng suất bốc dỡ ngang tầm khu vực, mở rộng đường nối các cảng với các khu công nghiệp và vùng đô thị, phát triển đường cao tốc, phát triển thêm các cảng cạn (ICD), các khu logistics, trung tâm logistics, các hệ thống kho hiện đại, trung tâm phân phối... Tuy còn nhiều hạn chế để phát huy hiệu quả, do suy thoái kinh tế thế giới, nhưng chúng ta đã chuẩn bị các điều kiện cơ bản để hình thành trung tâm logistics (logistics hub) của khu vực và thế giới trong thời gian tới. Có được nền tảng thuận lợi để phát triển, tiếp thu được hệ thống công nghệ mới và tiên tiến, sẽ hứa hẹn việc kinh doanh của Sotrans Hà Nội sẽ tiến triển tốt. Khả năng cạnh tranh được cải thiện đáng kể.

2.2.3.2. Các nhân tố môi trường ngành

- Khách hàng :

Khách hàng luôn là thế lực mạnh nhất và đáng quan tâm nhất đối với một công ty. Sotrans Hà Nội hiện nay phục vụ hơn 500 doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, với những khách hàng tiêu biểu như Samsung, Cargill, P&G… Với hệ thống khách hàng hiện nay, công ty đã và đang xây dựng những hệ thống như Qui trình hoạt động chuẩn– SOP, phần mềm Quản lý mối quan hệ khách hàng- CRM… để quản lý một cách vừa chuyên biệt hóa, vừa đồng nhất hóa cho từng khách hàng của mình.

Trong thời gian tới cơng ty có kế hoạch xây dựng tiếp những hệ thống như Đặt hàng qua mạng– Online Booking, hệ thống kiểm tra hàng hóa qua mạng– Online Tracking… và nhiềuhệ thống khác nũa để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Sotrans Hà Nội có được hệ thống khách hàng lớn quen thuộc rất đông đảo, tin tưởng vào công ty. Giúp công ty hoạt động ổn định, giữ vững và mở rộng được thị phần của mình trong ngành, qua đó thể hiện được khả năng cạnh tranh mạnh của Công ty.

Những áp lực từ khách hàng là không thể tránh khỏi đặc biệt là với mức độ cạnh tranh gay gắt hiện nay. Sotrans Logistics đã và đang xây dựng những qui trình hoạt động chuẩn cho khách hàng của mình, tăng khả năng cạnh tranh của bản thân và giảm áp lực từ khách hàng, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Hiện nay có 5 đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của Sotrans Hà Nội như: Vinatrans, Vina Freight, Gemadept, Thamico, Vosa. So với các đối thủ cạnh tranh của cơng ty Sotrans Hà Nội, ta có thể nhận thấy hầu hết những công ty về logistics của Việt Nam đều có những dịch vụ chính như: đại lý hãng tàu, giao nhận nội địa và quốc tế, hải quan… một vài cơng ty có thêm đội tàu con để chở hàng đến những cảng trung chuyển trong khu vực như Singapore, Malaysia, Taiwan… Sotrans Hà Nội có hầu hết những dịch vụ mà các đối thủ trong ngành có, và ngày càng mở rộng các gói dịch vụ của mình để cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong chuỗi logistics, tuy nhiên Sotrans Hà Nội hiện khơng có đội tàu chở hàng đến các cảng trung chuyển như Gemadept, khơng có đội xe chun dụng như Thamico, khơng có hệ thống Online Booking, Online Tracking cho khách hàng, đây là những bất lợi mà Sotrans Logistics cần khắc phục để ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành. Các đối thủ cạnh tranh của Sotrans Hà Nội cũng rất mạnh, họ cũng có nhiều lợi thế so với Công ty, họ luôn chú trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, điều đó làm giảm tương đối khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội nếu Công ty không thay đổi và không ngừng cải tiến.

-Các đơn vị cung ứng đầu vào :

Sotrans Hà Nội hiện nay khơng có đội tàu, khơng có máy bay và hệ thống xe tải để chuyên chở hàng hóa cho khách hàng. Vì thế sự ảnh hưởng của những nhà cung ứng này là rất lớn đối với cơng ty. Hiện nay Sotrans Hà Nội có mối quan hệ rất tốt với hầu hết những hãng tàu biển (Mearsk Line, K Line, Wanhai, Hanjin, MSC…), hàng không (Vietnam Airline, Pacific Airline, DHL, TNT…), xe chuyên chở trên thị trường Việt Nam. Sotrans Hà Nội đã, đang và sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương với những nhà cung ứng của mình, sử dụng rất nhiều nhà cung ứng khác nhau trong cùng một dịch vụ. Đây là một cách rất hữu ích để giảm bớt áp lực của nhà cung ứng. Các mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nổi tiếng và uy tín như trên sẽ giúp cho khách hàng yên tâm hơn về dịch của của Sotrans Hà Nội, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

-Các sản phẩm thay thế :

Sản phẩm thay thế là những dịch vụ của những doanh nghiệp chuyên về máy bay, tàu biển, vận tải nội bộ… Thế lực của những sản phẩm thay thế hiện nay là rất lớn vì Việt Nam đang có chủ trương mở cửa những ngành này, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều sản phẩm thay thế xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Điều này có thể làm cho Sotrans Hà Nội mất đi thị phần quen thuộc nếu không biết phát triển hệ thống cung ứng tốt hơn cho khách hàng.

Sotrans Logistics hiện nay vừa đang cố gắng bổ sung, hoàn chỉnh những dịch vụ của mình để tạo thành một chuỗi logistics thực sự như trong thời gian sắp tới công ty sẽ cho ra đời những dịch vụ mới về khai báo hải quan… , vừa củng cố làm mạnh từng khâu một trong toàn chuỗi logistics để giảm bớt áp lực từ những sản phẩm thay thế. Vì khi chuỗi dịch vụ logistics được hồn chỉnh, sản phẩm thay thế sẽ có ít cơ hội được khách hàng sử dụng hơn

2.2.3.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp

- Hệ thống thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp

Sotrans Hà Nội đầu tư nhiều cho hệ thống máy móc, thiết bị cũng như các phần mềm quản lý để phục vụ hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất. Như máy móc phục vụ bốp xếp container, xe tải hạng trung và hạnh lớn, hệ thống máy vi tính hiện đại… Ngồi ra Qui trình phục vụ khách hàng đang được xây dựng theo Qui trình nghiệp vụ chuẩn (SOP), đây là qui trình do cơng ty Sotrans Hà Nội tự xây dựng riêng cho hệ thống khách hàng của mình. Và quản lý hệ thống khách hàng bằng Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Qua đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự hài lòng từ dịch vụ của doanh nghiệp, phần nào giúp Sotrans có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Sotrans Hà Nội có được sự hậu thuẫn của tổng cơng ty nên có tiềm lực tài chính rất mạnh và ổn định, giúp giảm bớt nhiều chi phí tài chính cho doanh nghiệp và có thể đứng vững trên thị trường. Đó là một yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh của Cơng ty, nó là nền móng vững chắc giúp Sotrans Hà Nội cạnh tranh được lâu dài trên thị trường đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn lớn.

- Quy mô và năng lực sản xuất

Quy mô và năng lực sản xuất của Sotrans Hà Nội chủ yếu dựa vào phần lớn ở công ty cổ phần kho vận Miền Nam Sotrans bao gồm: hệ thống kho bãi, cảng, đội xe chuyên dụng, hệ thống đại lý (hệ thống đại lý càng rộng càng thuận tiện cho khách hàng), năng lực của các đại lý, các trang thiết bị cần thiết cho việc vận chuyển, bốc dỡ... Hiện thời cơng ty có hệ thống kho bãi lớn nhất miền Nam với diện tích trên 120000m2, thuận lợi cho các hàng thông thường cần tồn kho trước hoặc sau khi vận chuyển, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các chủ hàng... Cụ thể hệ thống phân phối bao gồm:

+ Kho bãi: 120 000m2 kho bãi dùng cho các loại hàng thông thường

+ Kho ngoại quan (kho tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hố từ nước ngồi hoặc trong nước )

+ Kho đóng hàng lẻ CFS

Với quy mơ và năng lực cung ứng dịch vụ của Sotrans Hà Nội thì Cơng ty có thể đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn, và đáp ứng được nhiều hơn trong chuỗi dịch vụ logistics. Đánh bật được nhiều đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước, nâng cao vị thế của mình trong ngành.

Tuy vậy hiện nay Công ty vẫn chưa đáp ứng được hết những nhu cầu của khách hàng, công ty đã từ chối một số khách hàng vì năng lực cơng ty có hạn, đặc biệt là vào mùa cao điểm. Tuy nhiên với lợi thế về hệ thống kho bãi, kho ngoại quan…hiện thời Sotrans Hà Nội đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng của mình. Trong thời gian tới, cơng ty đang chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của mình, cung cấp thêm những trang thiết bị mới, những tiện ích mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Sotrans Hà Nội khá đơn giản, cứng nhắc, đôi khi quá phụ thuộc vào chỉ tiêu doanh số, quy định của cơng ty khiến bầu khơng khí làm việc căng thẳng. Vậy nên bộ máy quản lý của công ty không tạo nên cho Sotrans Hà Nội một thế mạnh để cạnh tranh.

- Vị trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trụ sở công ty được đặt ở những trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, tiện lợi cho việc liên lạc trao đổi thông tin làm ăn. Hệ thống các kho bãi, được đặt gần các cảng nước lớn, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển cho khách hàng và tiêt kiệm nhiều thời gian cũng như chi phí cho cả 2 bên. Đó cũng là một lợi thế lớn của Sotrans Hà Nội giúp Công ty tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng với nhiều khách hàng, cung ứng dịch vụ kịp thời cho khách hàng. Nó giúp Sotrans Hà Nội nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nghiên cứu các nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần sotrans hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)