1: Trong truyện tranh (manga)

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học tìm hiểu về mì ramen trong ẩm thực nhật bản (Trang 47 - 69)

Bộ truyện tranh Naruto 「ナルト」 của tác giả Kishimoto masashi 岸本斉史 là

một bộ truyện tranh đƣợc ƣa thích ở Nhật Bản với nhân vật chính là Uzumaki Naruto, một thiếu niên ồn ào, hiếu động, một ninja luôn muốn tìm cách khẳng định mình để đƣợc mọi ngƣời công nhận, rất muốn trở thành Hokage (Ngƣời đứng đầu làng lá Konoha) - ngƣời lãnh đạo ninja cả làng, đƣợc tất cả mọi ngƣời kính trọng. Mặc dù chủ đề không phải chuyên sâu, miêu tả về mì Ramen thế nhƣng khi đọc, ngƣời viết nhận thấy rằng nhân vật chính thƣờng gắn liền với một quán mì Ramen có tên là Ichiraku Ramen. Trong bộ truyện thì đây là quán mì ngon nhất làng Mộc Diệp (còn gọi là làng Lá), nếu có ai muốn tìm Uzumaki Naruto thì chỉ cần tới quán mì Ichiraku Ramen này là có thể tìm thấy ngay vì trƣớc khi đi luyện tập ở đâu hay đi đâu đó thì Naruto cũng phải tới quán mì này để ăn lấy sức và thƣờng kể một số chuyện cho ông Ichiraku nghe. Trong các nhân vật thì ông chủ quán mì Ichiraku này quý Naruto nhất vì Naruto luôn đến ăn ở quán của ông và nói chuyện vui vẻ nên ông thƣờng bán cho Naruto 1 tô mì to nhất.

Ichiraku Ramen đƣợc thiết kế theo kiểu các nhà hàng bán Ramen ở Nhật Bản , cũng đƣợc gọi là Ichiraku Ramen, nằm ở gần bờ sông thuộc thành phố Fukuoka, Nhật Bản, nơi mà tác giả bộ truyện Naruto, Kishimoto Masashi học đại học trong một khoảng thời gian.

Bên cạnh bộ truyện “Naruto”, mì Ramen còn xuất hiện trong bộ truyện trinh thám Meitantei Konan「名探偵コナン」 “Thám tử lừng danh Conan” của tác giả

Aoyama Gosho 青山 剛昌. Ở tập Shinu hodo umai Ramen「死ぬほど美味いラー メン」“Món mì Ramen ngon đến chết”, nội dung xoay quanh về vụ án tại quán mì Ramen. Hôm đó Vì Ran không ở nhà nên Conan và ông Mori phải ra ngoài ăn tối. Sau một hồi tìm kiếm, họ tới quán mì ramen Ogura ở phố Haido, với món mì đƣợc

quảng cáo "ngon đến chết". Tại đó họ bắt gặp ông Saizu, ngƣời có ý định phá rối kinh doanh của quán ramen. Ông ta sau khi ăn món mì Đại vƣơng Enma (món mì Ramen với măng khô) bỗng nhiên bị trúng độc và chết. Tập truyện này miêu tả những tình tiết hết sức gay cấn liên quan đến việc làm mì của cửa tiệm và thói quen dùng mì của nạn nhân để tìm ra hung thủ giết chết ông Saizu.

Cả hai bộ truyện tranh đều cho ta thấy rằng mì Ramen có mặt từ rất lâu ở Nhật Bản, mỗi vùng miền đều có những loại mì riêng biệt tạo nên một thƣơng hiệu riêng cho mình. Món mì đặc trƣng của cửa hàng đã làm cho những thực khách không thể quên đi hƣơng vị, cũng nhƣ những giây phút hạnh phúc khi thƣởng thức tô mì cùng với những ngƣời thân, bạn bè.

3.2.2 : Trong điện ảnh

Một bộ phim ẩm thực thành công không chỉ mang về doanh thu cao cho nhóm làm phim mà còn kích thích khán giả đến với những món ăn có trong phim, mà thƣờng là thuộc về nền văn hóa ẩm thực của một nƣớc nào đó. Các nhà làm phim châu Á không hề kém cạnh trong việc đƣa món ăn vào phim vì ẩm thực châu Á rất đa dạng và chiếm vị trí cao trong làng ẩm thực thế giới.

 Bộ phim TAMPOPO (1985) của đạo diễn Juzo Itami

Đƣợc xem là một trong những bộ phim ẩm thực hay nhất châu Á, bộ phim hài Tampopo của đạo diễn Juzo Itami đã giới thiệu với công chúng ẩm thực nƣớc nhà dƣới một lăng kính nghệ thuât chứ không phải đơn thuần là một món ăn. Nghệ thuật cả trong khâu chuẩn bị, bày biện và cách ăn. Nội dung bộ phim nói về việc hai ngƣời tài xế xe tải tên là Goro và Gun đã giúp cho bà góa phụ Tampopo trong việc kinh doanh quán mì Ramen, từ việc làm mì, cắt thịt, nấu súp, trang trí món ăn cho đến việc phục vụ khách hàng nhƣ thế nào để tạo nên một tô mì Ramen ngon tuyệt hảo. Sau nhìu ngày tháng luyện tập vất vả, bà Tampopo đã trở nên một đầu bếp hoàn toàn khác, việc làm mì trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực khách.Và hơn thế nữa, trong khi nhận đƣợc sự hƣớng dẫn cách làm mì Ramen sao cho ngon nhất cũng đã phần nào khiến cho bà Tampopo nhận ra rằng một tô mì Ramen không chỉ giúp cho mọi ngƣời có thể giải quyết đƣợc cơn đói

mà còn là cả một công trình nghệ thuật, trong đó chứa đựng lòng nhiệt huyết của ngƣời đầu bếp muốn gửi đến cho những thực khách của mình. Sự nỗ lực vƣơn lên, vƣợt qua khó khăn của bà Tampopo cũng cho ta thấy đƣợc nét đặc trƣng tính cách của ngƣời dân Nhật Bản đó là chấp nhận khó khăn, kiên nhẫn học hỏi, chịu đựng và lối làm việc có phƣơng pháp.

 Bộ phim THE RAMEN GIRL (2008) của đạo diễn Robert Allan Ackerman Nội dung phim xoay quanh về câu chuyện của cô gái Abby, cô rời trƣờng học đã đƣợc 4 năm và sống nhƣ một đứa trẻ không mục đích. Abby tới Tokyo cùng với bạn trai, tuy nhiên, anh này nhanh chóng chia tay và rời bỏ cô tới Osaka. Cô muốn ở lại Tokyo với hy vọng tình nhân sẽ quay về bên cô. Nhƣng cô mãi chờ trong vô vọng, kết quả là cô rơi vào tình trạng vô cùng đáng thƣơng. Bị lạc trong một nền văn hóa ngoại quốc, và cô đã cố gắng tìm cách để nuôi sống bản thân. Với vốn tiếng Nhật ít ỏi, cô kiếm tạm một công việc làm thêm qua ngày. Một lần, vào cửa hàng mì khô của đầu bếp Maezumi và bà vợ Reiko. Món ăn này thực sự hấp dẫn Abby vì vậy cô quyết định xin học việc tại tiệm mì này. Ông chủ có vẻ thờ ơ nhƣng bà chủ lại rất khó khăn, không muốn nhận cô vào làm việc tại cửa hàng. Thế nhƣng, cuối cùng Abby cũng đƣợc nhận vào làm. Sau khi quan sát các động tác làm mì Ramen của ông chủ, Abby tin rằng con đƣờng đúng đắn trong cuộc đời mình chính là trở thành một đầu bếp Ramen. Abby thuyết phục vị bếp trƣởng ngƣời Nhật chuyên chế và thất thƣờng của cửa tiệm hƣớng dẫn cô làm mì Ramen. Và mặc dù mối quan hệ của họ chỉ mới bắt đầu và còn lạ lẫm, song cả hai đã khám phá ra điều quan trọng nhất đó chính là mỗi một tô Ramen phải có một cảm xúc dạt dào và thực sự là một món quà dành cho những ai thƣởng thức nó. Hơn thế nữa, chính sự thân thiện và lòng nhân ái của ông Maezumi đã giúp đỡ cho một cô gái không nơi nƣơng tựa trên đất khách nhƣ Abby có thể quên đi những phiền muộn ngày trƣớc và cởi mở hơn với cuộc sống mới.

3.3 Cách thƣởng thức mì Ramen của ngƣời Nhật Bản

Để thƣởng thức một món ăn thì ngƣời thƣởng thức phải đồng thời vận dụng vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác trong lúc ăn thì mới có thể thƣởng thức đƣợc

đúng cái ngon của món ăn. Bởi vì, nghệ thuật ẩm thực không chỉ thể hiện ở chỗ lựa chọn nguyên liệu, cách chế biến, cách bày trí mà còn ở cả ngƣời thƣởng thức.

Vốn là một trong những món ăn phổ biến, mì Ramen cũng chứa đựng trong nó những cách thƣởng thức riêng biệt mà không phải ai cũng biết, thế nhƣng việc thƣởng thức món ăn này ngày càng trở nên đơn giản hơn khi nó dần dần chiếm ƣu thế trong những bữa ăn hằng ngày trên đất nƣớc Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với những ngƣời sành ăn thì không có gì bằng việc thƣởng thức đúng cách món mì Ramen ngon tuyệt này. Chỉ có một lí do để có thể giải thích đƣợc điều này, bởi vì theo họ, cách ăn đúng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thƣởng thức trọn vẹn hƣơng vị của món ăn đó.

Không có một qui tắc nhất định nào về việc ăn mì Ramen sao cho đúng cách nhƣng theo nhƣ một số ngƣời sành ăn thì việc hƣớng dẫn cách ăn mì Ramen của vị thực khách lớn tuổi ở đầu bộ phim Tampopo (1985) của đạo diễn Juzo Itami đƣợc xem là thể hiện đầy đủ nhất về cách ăn mì Ramen sao cho ngon nhất. Trƣớc khi ăn là phải quan sát cho thật kĩ để cảm nhận đƣợc sự hấp dẫn của hƣơng vị và những lớp mỡ bóng loáng trên bề mặt của tô mì. Trƣớc tiên, dùng đũa lƣớt nhẹ trên bề mặt tô mì, điều này thể hiện sự yêu thích của mình đối với mì Ramen. Tiếp theo là chạm nhẹ vào miếng thịt xá xíu, rồi gắp một cách thật cẩn thận những miếng thịt nhúng vào nƣớc súp sao cho nƣớc súp ngập miếng thịt và đặt sang bên phải. Đây là lúc ngƣời thực khách thể hiện sự xin lỗi và thật lòng biết ơn đối với động vật đã bị giết để làm thức ăn cho họ, bằng cách nói câu 「後でね。。。」 “ hẹn gặp lại ”. Sau đó bắt đầu ăn mì, vừa ăn mì vừa đƣa mắt nhìn đến những miếng thịt xá xíu đặt phía bên phải tô mì một cách trìu mến. Kế đến là thƣởng thức phần nƣớc súp, cuối cùng mới đến những miếng thịt xá xíu và các món ăn kèm khác.

Tại Nhật Bản, một số nhà hàng và các quán ăn nhỏ thƣờng để khách ngồi ăn ở một bàn thấp và đệm trên sàn chứ không phải ngồi ghế và bàn cao theo phong cách phƣơng Tây. Thế nhƣng để dùng mì Ramen thì thông thƣờng là phải ngồi trên chiếc ghế đẩu thô sơ trƣớc quầy hàng của các quán ăn. Khi đó, ngƣời chủ tiệm tự làm các tô mì rồi dọn cho khách. Theo những ngƣời sành ăn, cái ngon của tô mì ở cả trong

nƣớc súp hơi sánh đƣợc nấu bằng xƣơng heo. Để thƣởng thức mì Ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ, phải thích tiếng húp, tiếng nuốt ồn ào của những thực khách xung quanh, điều mà ngƣời châu Âu vốn cho là thô tục. Chẳng hạn nhƣ khi thƣởng thức mì Ý, bất kì một âm thanh nào phát ra khi đang ăn đƣợc xem là điều rất tối kỵ và đôi khi đƣợc xem là bất lịch sự đối với những ngƣời ăn cùng bàn. Thế nhƣng ở Nhật thì trái lại, mọi ngƣời, mọi tầng lớp xã hội đều ăn mì nhƣ thế cả. Thỉnh thoảng mới nghe vài câu nói ngắn, vì mọi ngƣời đến đó không phải để trò chuyện. Khuôn mặt của ngƣời ăn thƣờng biến mất sau tô mì, đƣợc nâng lên đến tận miệng để không một giọt nƣớc súp hay một sợi mì nào bị rơi xuống đất. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mì sạch bóng đƣợc trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, ngƣời vừa ăn xong mỉm cƣời khoái trá. Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy thanh lịch, nhƣng đối với đa số ngƣời Nhật, phải ăn mì nhƣ thế thì mới ngon.

Từ những cử chỉ, ánh mắt, cho đến việc thƣởng thức mì Ramen của ngƣời Nhật Bản mà ngƣời viết đã trình bày ở trên chứng tỏ rằng, mì Ramen không chỉ đơn giản là một loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của ngƣời Nhật mà nó còn chứa đựng những nét văn hóa ẩm thực tinh túy của đất nƣớc này.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, đời sống ngày càng đƣợc nâng cao và nhu cầu về ăn uống đặc biệt là giá trị dinh dƣỡng là điều mà ngƣời dân Nhật Bản hết sức quan tâm. Vì vậy mà các món ăn truyền thống Nhật Bản đều phải đáp ứng đƣợc những tiêu chí cân bằng về dinh dƣỡng theo nhu cầu thực tế của cơ thể, an toàn cho sức khỏe ngƣời sử dụng.

Ẩm thực Nhật Bản vô cùng đa dạng và phong phú, ngoài các món truyền thống nhƣ Sushi, Sashimi, các loại Soup thì ngƣời Nhật đặc biệt cũng rất ƣa chuộng món mì. Mỗi loại mì đƣợc chế biến theo rất nhiều cách và cũng có nhiều cách thƣởng thức khác nhau. Cũng chính vì vậy mà mì của ngƣời Nhật cũng có rất nhiều loại khác nhau nhƣ mì Soba, mì Udon, mì lạnh Somen, đến món mì Ramen…Tuy là một món ăn bình dân nhƣng mì Ramen lại đƣợc coi là niềm tự hào của ngƣời Nhật Bản. Mì Ramen có thể đƣợc thấy khắp nơi trên nƣớc Nhật, từ những chữ viết trên đèn lồng đỏ của các quán hàng rong, trên biển của những cửa hàng ăn uống, trong những lễ hội, hay thậm chí cả những tác phẩm nghệ thuật nhƣ phim ảnh, sách báo, truyện tranh. Việc yêu thích mì Ramen của ngƣời dân Nhật Bản sẽ không là một đề tài đáng nói nếu nhƣ không nhắc đến việc họ đã lập ra cả một bảo tàng về mì để có thể đáp ứng đƣợc niềm đam mê mì của các tín đồ Ramen. Mì Ramen đến với Nhật Bản cách đây không lâu nhƣng đã có sức ảnh hƣởng rất lớn đối với ngƣời Nhật. Ngày càng có nhiều những quán mì đƣợc mở ra và thu hút một số lƣợng lớn thực khách rất lớn, có những quán mì đông khách đến nỗi thực khách phải xếp hàng dài trong khoảng thời gian khá lâu để có thể thƣởng thức đƣợc một tô mì. Mặc dù chịu sự ảnh hƣởng của nền văn hóa ẩm thực phƣơng Tây với những phƣơng thức chế biến cũng nhƣ nguồn thực phẩm ngoại nhập nhƣng mì Ramen vẫn giữ đƣợc hƣơng vị truyền thống của mình bằng những nguyên liệu tƣơi ngon nhất và cũng là sản vật đặc trƣng của từng vùng miền trên đất nƣớc Nhật Bản. Thông qua đề tài luận văn này ngƣời viết đã học hỏi đƣợc rất nhiều kiến thức về mì Ramen, về những nét văn hóa ẩm thực truyền thống của ngƣời Nhật Bản. Đồng thời cũng nhận thấy đƣợc sự

ảnh hƣởng của mì Ramen trong đời sống của ngƣời Nhật. Thông qua mì Ramen ta cũng thấy rằng ngƣời Nhật không chỉ tiếp thu giá trị hiện đại mà luôn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống.

Do hạn chế về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu nên luận văn vẫn chƣa nghiên cứu sâu về phần đặc điểm riêng của từng loại mì (chẳng hạn nhƣ chƣa đi sâu đƣợc vào phần chế biến đặc trƣng, nguyên liệu thƣờng đƣợc sử dụng ở từng vùng). Nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp, ngƣời viết sẽ đi sâu hơn vào phần “Những loại mì Ramen của từng vùng trên quần đảo Nhật Bản”, hoàn chỉnh hơn đề tài này, từ đó làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu những món ăn khác trong kho ẩm thực truyền thống phong phú của đất nƣớc Nhật Bản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT :

- AOKI EIICHI, ngƣời dịch Nguyễn Kiên Trƣờng, “Nhật Bản_Đất nước và con người”, NXB Văn Học, 2006.

- Trƣơng Thị Kiều Diễm, “Văn hóa ẩm thực Nhật Bản”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trƣờng Đại học Lạc Hồng, 2008, Tr.17-25.

- Tạp chí Bếp Gia Đình, Đặc san của báo công thƣơng, số 14, 2012, Tr.20-21. - Minh Vƣơng_Thúy Linh, “Hướng dẫn đời sống tại Nhật Bản”, NXB Thống kê,2005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạp chí du lịch Việt_Nhật SKETCH , NXB Thanh Niên, số 11,2011, Tr.16- 23.

- Mai Thị Thanh Thảo, “Văn hóa ẩm thực Nhật Bản qua cách nhìn của người Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trƣờng Đại học Lạc Hồng, 2012, Tr.13- 20.

- Nguyễn Thị Hải Yến, “Văn hóa du lịch Châu Á_Nhật Bản quốc đảo trong trắng hoa anh đào”, NXB Thế giới, 2007

TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI :

- Daniel Sosnoski, Introduction to Japan culture, Charles E, Tuttle Company Tokyo, Japan and Rutland, Vermon, 1996

- Nipponia No. 2 (1997), page 28-31, No 17 (2001), page 20-25, published by Heibonsha Ltd.

- Patricia Mari Katayama, Kirsten Rochelle Meloor, 英語で 話す 日本 ,

pulished by Kodansa Ltd, 1996

- Ron Konzak, The book of Ramen, pulished by Turtleback Books Ltd, 2007. - Shizuo Tsuji, Japanese Cooking: A Simple Art , page 148, pulished by Kodansha Ltd, 1980.

TÀI LIỆU TỪ INTERNET : http://ja.wikipedia.org http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=634 http://www.hakodate150.com/modules/pico2/index.php http://www.raumen.co.jp http://www.instantramen-museum.jp http://www.erct.com http://www.ramenadventures.com http://www.duhoc.viet-sse.vn http://www.ibonoito.or.jp http://web-japan.org/nipponia/nipponia17/en/appetit/index.html

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học tìm hiểu về mì ramen trong ẩm thực nhật bản (Trang 47 - 69)