Bảo tàng mì Ramen Shin Yokohama

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học tìm hiểu về mì ramen trong ẩm thực nhật bản (Trang 42 - 47)

 Vị trí địa lý:

Bảo tàng mì Ramen Shin Yokohama nằm trong thành phố cảng Yokohama - cái nôi của mì Ramen. Yokohama là thủ phủ của tỉnh Kanagawa, thuộc vùng Kanto và nằm trên đảo chính Honshu. Với dân số khoảng 3,6 triệu ngƣời, là thành phố đông dân xếp thứ hai của Nhật Bản. Yokohama nằm cách phía tây nam của Tokyo vào khoảng 30 phút đi bằng tàu điện. Nơi đây cũng là cảng biển lớn nhất của Nhật Bản và là một trong những trung tâm thƣơng mại của vùng thủ đô Tokyo. Yokohama đã từng đƣợc ví nhƣ cửa ngõ của Nhật Bản với thế giới, khi Nhật Bản mở cửa buôn bán với nƣớc ngoài.

Bảo tàng mì Ramen Shin Yokohama đƣợc thành lập vào năm 1994 bởi ông Yoji Iwaoka, đây là bảo tàng ẩm thực về mì Ramen đầu tiên trên thế giới. Ông Yoji

Iwaoka sinh ra và lớn lên ở cảng biển Yokohama. Để góp phần vào việc thúc đẩy phát triển quê hƣơng cũng nhƣ thỏa mãn niềm đam mê về ẩm thực, đặc biệt là mì Ramen, ông đã quyết định thành lập bảo tàng này.

Dƣới đây là bản đồ vị trí bảo tàng mì Ramen:

Hình 2.5.2.1: Bản đồ vị trí bảo tàng Shin Yokohama Nguồn: https://maps.google.co.jp

 Đôi nét về bảo tàng mì Ramen:

Không giống với những bảo tàng bình thƣờng khác, viện bảo tàng này còn là một công viên giải trí và khu trung tâm ăn uống chuyên biệt.

Bảo tàng đƣợc chia ra làm hai khu vực:

- Khu vực trƣng bày những hiện vật liên quan đến mì Ramen , những cửa hàng đồ lƣu niệm về mì Ramen và văn hóa Nhật Bản.Đây là nơi có thể chiêm ngƣỡng những dụng cụ làm Ramen, những cái tô đựng Ramen, bản đồ liệt kê chi tiết về vị trí của những cửa hàng Ramen, những bao đựng đũa, các loại màn cửa và tạp dề làm bếp…Đặc biệt là con đƣờng phát triển lịch sử của Ramen đều đƣợc ghi chép rất cẩn thận, trong đó sự kiện phát minh ra món Mì li Ramen đƣợc đánh giá nhƣ một phát minh vƣợt bậc nhất trong thời gian gần đây. Trên các bức tƣờng của bảo tàng tràn ngập những bao bì từ các loại Mì Ramen Ăn Liền thu thập đƣợc trên khắp thế giới, và màn hình ti vi treo trên tƣờng thì liên tục phát những đoạn phim quảng cáo Ramen. Ở đây có bán các mặt hàng lƣu niệm in logo của Bảo Tàng Ramen (một hình xoắn ốc tƣợng trƣng cho miếng cá naruto trong Ramen). Những mặt hàng lƣu

niệm phổ biến là: đĩa, hộp đựng bút chì, túi xách … ở đây cũng có bán cả bƣu thiếp, sách dạy nấu ăn, cùng rất nhiều các loại đũa đa dạng về chủng loại.

- Khu vực thứ hai là chuỗi nhà hàng, quán ăn và công viên lịch sử lấy bối cảnh là những năm 1958 ở Tokyo. Một khu phố nhộn nhịp của ngƣời bình dân gồm nhiều ngôi nhà san sát với những cửa hàng nhỏ và các nhà hàng. Mặc dù đƣợc xây dựng trong bối cảnh mới cách đây hơn 40 năm, song cũng cho thấy một bộ mặt khác của Nhật Bản, đơn giản và bình dị hơn rất nhiều so với Nhật Bản ngày nay. Công viên giải trí Ramen hay còn đƣợc gọi là “Phố Ramen” có một sức hút rất riêng đối với những ai muốn đắm mình trong những hoài niệm cùng những cửa hàng kẹo bông, bánh ngọt kiểu cổ và các bảng quảng cáo dƣờng nhƣ chỉ còn tồn tại cách đây gần nửa thế kỉ. Điểm nhấn nổi bật ở đây chính là những cửa hàng Ramen đƣợc lựa chọn rất kĩ từ hàng ngàn cửa hàng Ramen nổi tiếng trên khắp đất nƣớc. Mỗi một cửa hàng mang đặc trƣng phong cách ẩm thực của từng vùng nói chung và cách chế biến mì Ramen nói riêng trên đất nƣớc Nhật Bản.

Hình 2.6.1: Một số dụng cụ dùng để nấu mì Ramen Nguồn: http://www.raumen.co.jp/

Hình 2.6.2: Một số cửa hàng Ramen tại phố Ramen. Nguồn: http://www.raumen.co.jp/

CHƢƠNG III: MÌ RAMEN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NHẬT BẢN

3.1 Mì Ramen trong ẩm thực và y học:

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng về việc cân bằng dinh dƣỡng và rất tốt cho sức khỏe, đó là lí do không phải ngẫu nhiên khi đất nƣớc này lại có đƣợc nhiều ngƣời cao tuổi nhất thế giới, tuổi thọ bình quân cao hơn những nƣớc khác. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn phụ thuộc vào thành phần hóa học của các loại thức ăn, các chất dinh dƣỡng trong thức ăn, sự tƣơi sạch của thức ăn và cách nấu nƣớng chế biến loại thức ăn đó. Thức ăn nào cũng có đầy đủ các chất dinh dƣỡng đó là chất đạm, chất béo, tinh bột cùng vitamin và muối khoáng. Nhƣng có loại thức ăn nhiều chất dinh dƣỡng này có loại nhiều chất dinh dƣỡng khác vì vậy nên dùng phối hợp nhiều loại thức ăn để hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng. Đứng về khía cạnh dinh dƣỡng, mì Ramen là loại sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao do đƣợc chế biến từ bột mì và phụ gia có chứa các chất dinh dƣỡng nhƣ protein, lipid, vitamin,chất khoáng.

Nhóm Protein hay chất đạm chủ yếu có ở bột mì, thịt các loại động vật nhƣ heo, gà, cá, tôm… Nhóm lipid hay chất béo chủ yếu có ở mỡ động vật, trứng, sữa và các hạt có dầu nhƣ vừng, lạc, đậu tƣơng. Rau tƣơi các loại cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và xơ. Nhƣ vậy, về cơ bản mì sợi nói chung và mì Ramen nói riêng có chứa tƣơng đối đầy đủ chất dinh dƣỡng cơ bản .

Bảng biểu 3.1.1: Bảng thành phần dinh dƣỡng của một khẩu phần mì Ramen

Thành phần Số lƣợng Lƣợng Calori

Sợi mì 230g 343kcal

Nƣớc súp 305g 56kcal

Trứng luộc 25g 38kcal

Thịt xá xíu 20g 34kcal

Nƣớc tƣơng shoyu 18g 13kcal

Hành tây 10g 3kcal

Gừng muối 10g 6kcal

Rong biển 0.75g 1kcal

Tổng cộng 500kcal

Nguồn: http://www.eiyoukeisan.com/calorie/gramphoto/zryouri/ramen.html Ngoài việc cung cấp nhiều dinh dƣỡng khi ăn mì Ramen thì một lợi ích nữa từ mì Ramen vừa mới đƣợc phát hiện gần đây và rất đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Đó chính là tắm hơi bằng nƣớc súp mì Ramen. Về mặt y học thì việc tắm hơi đƣợc xem nhƣ là một liệu pháp có khả năng trị một số bệnh mãn tính về da, bệnh tiểu đƣờng, đau thần kinh tọa, thấp khớp… Đặc biệt giới nữ rất thích tắm hơi vì tắm nƣớc nóng làm cho làn da mịn màng, giúp lƣu thông tuần hoàn máu. Việc ngâm mình trong dòng nƣớc ấm áp cũng góp phần giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Khu tắm hơi Hakone Kowakien Yunessun tại Nhật Bản hiện đang cung cấp một loại tắm hơi khá độc đáo: "Tắm hơi bằng mì". Bồn tắm đặc biệt này bao gồm nƣớc luộc thịt do một số cửa hàng gần đó đƣa tới, các sợi mì có chứa hƣơng hạt tiêu. Các nhà y tế nơi đây cho biết rằng việc tắm hơi bằng mì rất tốt cho sức khỏe vì các nhiên liệu trong nƣớc dùng, đặc biệt là hƣơng hạt tiêu làm cải thiện việc trao đổi chất của ngƣời tắm và làm đẹp da.

Hình 3.1.1: Tắm hơi bằng mì Ramen tại Hakone Kowakien Yunessun Nguồn: http://www.yunessun.com

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học tìm hiểu về mì ramen trong ẩm thực nhật bản (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)