Các đề xuất, kiến nghị để hồn thiện kế tốn nghiệp vụ bán sản phẩm rượu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán bán sản phẩn rượu men vodka tại công ty cổ phần hương vang (Trang 60 - 65)

rượu Men-Vodka tại công ty CP Hương Vang

Hồn thiện cơng tác kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về cơng tác kế tốn bán hàng tại Cơng ty CP Hương Vang, em thấy rằng về cơ bản cơng tác kế tốn của cơng ty đã tn thủ đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính ban hành. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà cơng ty đạt được, cơng tác tổ chức kế tốn bán hàng vẫn khơng tránh khỏi những mặt tồn tại còn chưa hợp lý. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hơn nữa cơng tác kế tốn bán hàng ở Cơng ty CP Hương Vang:

* Về chứng từ sử dụng

Thứ nhất, DN hiện nay đang áp dụng CĐKTDN Việt Nam ban hành theo QĐ 15/ 2006/ QĐ-BTC. Tuy nhiên, đối với phiếu thu tiền mặt, DN vẫn đang sử dụng mẫu số 01 – TT theo quyết định số 141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của BTC. Do đó, DN cần thay đổi mẫu phiếu thu sao cho phù hợp hơn với CĐKT mà DN đang áp dụng và tạo nên sự thống nhất trong hệ thống chứng từ kế toán của DN. Mẫu phiếu thu tiền mặt theo QĐ 15/2006 được trình bày ở phục lục 3.1.

Thứ hai, khi xuất hàng nội bộ, DN nên sử dụng mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để công tác quản lý hàng tồn kho được chặt chẽ hơn. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được trình bày ở phụ lục 3.2.

Thứ ba, Các chứng từ gốc khi được chuyển về văn phòng cần phải được phân loại, sắp xếp riêng theo từng nội dung để thuận tiện cho công tác theo dõi, đối chiếu số liệu để vào các hồ sơ, thẻ, bảng liên quan. Chẳng hạn có thể sắp xếp theo cách sau: các hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi…mỗi loại được lưu vào một tập

khác nhau. Trong mỗi tập đó lại chia ra làm các tập nhỏ được phân loại theo từng tháng.

*. Về hệ thống sổ kế tốn:

- Hồn thiện sổ kế tốn tổng hợp

Hiện nay, cơng ty đang áp dụng hình thức ghi sổ theo nhật ký chung. Việc ghi chép và phản ánh trên các sổ, kế toán đã làm đúng nguyên tắc, quan hệ đối chiếu được thể hiện rõ ràng. Và để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty theo em Công ty CP Hương Vang nên mở các sổ Nhật ký đặc biệt để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cụ thể là các sổ Nhật ký bán hàng ( phụ lục 3.3) , Nhật ký thu tiền ( phụ lục 3.4), Nhật ký chi tiền ( phụ lục 3.5).

Với sổ nhật ký bán hàng theo mẫu hiện nay thì mọi người chỉ có thể thấy được số tiền của các khoản phải thu khách hàng và số tiền doanh thu mà công ty đạt được mà chưa thấy rõ số thuế GTGT đầu ra phải nộp khi phát sinh doanh thu bán hàng. Do vậy mà trong mẫu sổ nhật ký bán hàng em xin kẻ thêm một cột để thể hiện rõ số tiền thuế GTGT đầu ra mà DN phải nộp ( phụ lục 3.3)

- Hoàn thiện sổ kế tốn chi tiết:

Cơng ty đã mở sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu. Nếu chỉ căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thanh toán với người mua và bảng tổng hợp phải thu của khách hàng thì sẽ khơng có đầy đủ thơng tin để bóc tách cơng nợ thành ngắn hạn và dài hạn để phản ánh vào các chỉ tiêu tương ứng.

Để có số liệu lập và trình bày trên báo cáo tài chính các sổ chi tiết thanh tốn với người mua, phải mở thêm cột thời hạn thanh tốn. ( phụ lục 3.6)

Khi ghi sổ khoản cơng nợ, kế toán căn cứ vào hợp đồng đã ký về điều khoản thanh toán phản ánh thời hạn thanh tốn của từng hóa đơn.

Cuối niên độ kế tốn trước khi lập BCTC, kế tốn căn cứ vào số dư cơng nợ của từng đối tượng và thời hạn thanh toán trên sổ chi tiết thanh toán với người mua lập Bảng tổng hợp công nợ cuối niên độ ( phụ lục 3.7). Số liệu trên Bảng tổng hợp sẽ là cơ sở để lập và trình bày các chỉ tiêu cơng nợ ngắn hạn, cơng nợ dài hạn.

Kế tốn cơng nợ có thể căn cứ vào Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng cuối độ, kinh nghiệm của mình ước tính tỷ lệ nợ phải thu khó địi để ước tính kế tốn về số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập cuối niên độ.

Ngồi việc sử dụng sổ chi tiết thanh tốn với người mua, thẻ kho kiêm sổ chi tiết hàng hóa, báo cáo bán hàng, và báo cáo nhập xuất tồn để theo dõi chi tiết nghiệp vụ bán hàng thì DN khơng sử dụng thêm sổ chi tiết nào cho nghiệp vụ bán hàng nữa. Điều này làm cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu hàng ngày của kế tốn sẽ gặp khó khăn. Do đó, DN nên xem xét và thiết kế thêm các sổ chi tiết như: sổ chi tiết doanh thu bán hàng ( phụ lục 3.8), sổ chi tiết giá vốn hàng bán ( chi tiết cho từng loại rượu ) ( phụ lục 3.9) và sổ chi tiết bán hàng ( mở cho từng loạis rượu) ( phụ lục 3.10). Các loại sổ chi tiết này được dùng để theo dõi cho từng loại sản phẩm qua ta có thể thấy được sản phẩm nào được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn qua đó DN sẽ lên kế hoạch sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

*. Về cơng tác kế tốn tiêu thụ:

- Thủ tục mua hàng: Nên đơn giản hóa thủ tục mua sản phẩm, đảm bảo

cung cấp hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời. Muốn làm được như vậy thì phải chú trọng khâu tính tốn kế hoạch sản xuất để khi khách hàng có nhu cầu có thể cung cấp ngay.

- Về trình tự hạch tốn: Khi có nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh thì đồng thời

với việc hạch tốn doanh thu, kế tốn phải hạch tốn cả giá vốn hàng bán.

* Về cơng tác kế tốn trích lập dự phịng phải thu khó địi và giảm giá hàng tồn kho

- Về kế tốn trích lập dự phịng phải thu khó địi: Hiện nay cơng ty đã thực hiện trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi và thực hiện tuân thủ theo các chế độ đúng quy định. Do vậy về phần này em không có đề xuất gì thêm.

- Về kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Theo nguyên tắc thận trọng trong kế tốn thì cơng ty nên lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phịng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế tốn của hàng tồn kho. Việc lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để

phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch tốn.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh trên Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” sử dụng để điều chỉnh trị giá gốc hàng tồn kho của các tài khoản hàng tồn kho.

Hạch toán tài khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho cần tơn trong một số quy định sau:

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và cơng khai báo cáo tài chính giữa niên độ như cơng ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niện độ (báo cáo q) có thể xem xét và điểu chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánh trên Bảng Cân đối kế tốn theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc) của hàng tồn kho.

+ Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hố, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niện độ kế toán tiếp theo:

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế tốn này lớn hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế tốn năm nay nhỏ hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh lệch nhỏ hơn được hồn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên Nợ: Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho được hồn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Bên Có: Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư bên Có: Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. Phương pháp hạch toán kế toán

+ Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế tốn năm nay lớn hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế tốn năm nay nhỏ hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế tốn năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

Cuối niên độ kế tốn, nếu cơng ty cần phải trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho thì kế tốn sẽ lập bảng dự phịng giảm giá hàng tồn kho ( phụ lục 3.11).

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán bán sản phẩn rượu men vodka tại công ty cổ phần hương vang (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)