MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP đức việt trên thị trường miền bắc (Trang 50 - 53)

2 .TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.5 .Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến bán hàng

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC

3.3.1. Kiến nghị đến Bộ Thông tin và truyền thông

- Bộ thơng tin cần nắm bắt chính xác các thơng tin thương mại và có những thơng báo kịp thời cho doanh nghiệp.

-Cơ quan tryền thông cần vào cuộc trong quá trình phổ biến luật vệ sinh an tồn thực phẩm,đưa những thơng tin chuẩn xác tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.Cần có những quy định rõ ràng về sử phạt hành chính đối với cơ quan truyền thơng khi đăng tin tức sai sự thật,mang tính giật gân.

3.3.2. Kiến nghị đến hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật

Cơng tác phát triển thương mại ngoài việc ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp còn chịu tác động của các yếu tố bên ngồi từ phía nhà nước, các cơ quan quản lý trực tiếp. Để đẩy mạnh phát triển thương mại các sản phẩm xúc xích có một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng như sau:

-Một là, có những chính sách hỗ trợ các DN kinh doanh, sản xuất thực phẩm

nói chung và sản phẩm xúc xích nói riêngvề các thủ tục hành chính, về vốn, cơng

nghệ…giúp các DN nhanh chóng giải quyết các vấn đề trọng yếu trên cơ sở tinh thần và trách nhiệm.Hiện nay, tuy đã được cải cách khá nhiều về bộ máy quản lý nhà nước và các thủ tục hành chính, nhưng trên thực tế, đây vẫn là vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng. Việc xin cấp các giấy tờ chứng nhận VSATTP, hoàn lại thuế GTGT và đặc biệt là các thủ tục thông quan đối với các nguyên liệu nhập khẩu để chế biến thực phẩm còn phức tạp và rườm rà. Hơn nữa, cũng chính vì điều này nảy sinh ra hối lộ và tham nhũng tại các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ nên có các biện pháp để giải quyết vấn đề này như: hồn thiện chương trình chính phủ điện tử, hải quan điện tử, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin giữa các bộ, ban, ngành... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

-Hai là, hồn thiện hệ thống pháp luật và cơng tác quản lý đối với các sản phẩm xúc xích.

Hoạt động thương mại các sản phẩm xúc xíchchịu ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật khác nhau: luật thương mại, luật DN, luật cạnh tranh, luật vệ sinh an toàn thực phẩm…Việc thay đổi nhỏ trong điều luật cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN. Cần đưa ra những quản lý về các hệ thống luật, tránh sự thay đổi bất ngờ trong hệ thống luật pháp.

Nhà nước cần áp dụng nghiêm ngặt Luật vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định Số: 38/2012/NĐ-CP đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan. Thực tế cho thấy, các cơ quan quản lýthường đi sau các vụ việc ngộ độc thực phẩm, dẫn đến các

trường hợp đáng tiếc xảy ra. Để thi hành nghiêm ngặt điều luật này, cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Phổ biến điều luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài, báo, tivi.

+ Tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ các nhà máy, doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm.

+ Hải quan phối hợp với bộ đội biên phịng ngăn ngừa hàng hóa thực phẩm nhập lậu, khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ.

+ Có biện pháp xử lý thích đáng đối với các trường hợp vi phạm

-Ba là Bộ công thương phối hợp với cục xúc tiến thương mại hỗ trợ về mặt thông tin về thị trường nước cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm

Bộ công thương phối hợp với cục xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thông tin của thị trường thế giới thông qua việc: thông tin về các triển lãm, hội chợ thực phẩm trong và ngoài nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng hồn thành hồ sơ đăng kí tổ chức hoặc là thành viên tham gia các sự kiện này.

-Bốn là các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam xúc tiến thành lập hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước

Việc thành lập một tổ chức chung góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng và phát triển ngành thực phẩm trong nước. Liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau có những lợi ích sau:

+ Giảm áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước.

+ Các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi về các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của thực phẩm Việt Nam với các sản phẩm ngoại nhập.

+ Mạng lưới thông tin hoạt động hiệu quả và chặt chẽ hơn.

+ Dễ dàng cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Năm là Sở công thương cùng các ban ngành địa phương phát động các phong trào người Việt dùng hàng Việt, điểm bán hàng bình ổn giá tại các siêu thị, các chợ, trung tâm thương mại

Hiện nay các phong trào này đã được phát động khá rầm rộ tại các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham dự và người dân vẫn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của các hoạt động này. Các ban quản lý chợ, hệ thống siêu thị cần có kế hoạch cụ thể, gửi thư mời tới các doanh nghiệp tiềm năng và thơng báo cho khách

hàng biết và hiểu về chương trình. Thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau mỗi chương trình được tổ chức.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP đức việt trên thị trường miền bắc (Trang 50 - 53)