Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đề XUẤT về vấn kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT GẠCH NGÓI tại CÔNG TY cổ PHẦN TRẦN NGUYỄN hà (Trang 34 - 35)

2 .1Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu

2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà

Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ quan điểm xây dựng mô hình quản lý phải thật gọn nhẹ, thống nhất từ trên xuống, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nên công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình sau:

Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà (phụ lục 06)

- Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là bộ phận có quyền lực cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra. Trên cơ sở những người đủ phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cả về học vấn lẫn thực tế chỉ đạo sản xuất kinh doanh, có só vốn góp cao nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về việc bảo toàn nguồn vốn của công ty.

- Giám đốc điều hành:

Là người được hội đồng quản trị chỉ định. Người Giám đốc điều hành cũng có thể là người trong hội đồng quản trị hoặc cũng có thể là người Hội đồng quản trị thuê từ bên ngoài. Nhiệm vụ của Giám đốc điều hành mọi hoạt động có liên quan tới sản xuất kinh doanh của công ty.

- Ban kiểm soát:

Là những người lao động do Đại hội cổ đông bầu ra có trách nhiệm sự hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc điều hành về sử dụng nguồn nhân lực của công ty

Bao gồm những nhân viên chuyên về lao động tiền lương và hành chính quản trị. Điều hành về bố trí sắp xếp nhân sự, lao động về số lượng, trình độ tay nghề của cán bộ cơng nhân viên.

- Phịng quản lý sản xuất:

Với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận cung cấp đầy đủ thông tin, các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho việc cân đối giữa các yếu tố cho quá trình sản xuất như: Vật tư, tiền vốn lao động, máy móc thiết bị, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy cách lao động, quy cách và chất lượng sản phẩm. Chất lượng các loại sản phẩm hoàn thành trước khi bán ra thị trường.

- Phòng kinh doanh:

Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác kinh doanh mua bán vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm, điều tra khảo sát thị trường, phát hiện và đề xuất những loại mặt hàng mới theo nhu cầu thị trường, tổ chức, xây dựng các vùng cung cấp nguyên liệu.

- Phịng kinh tế tài chính:

+ Tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

+ Tập hợp toàn bộ, tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Quản lý, giám sát thu chi, bảo tồn vốn sản xuất. + Lập báo cáo tài chính, thống kê tổng hợp.

+ Duy trì thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, các quy định của Nhà nước có liên quan đến Tài chính kế toán.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đề XUẤT về vấn kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT GẠCH NGÓI tại CÔNG TY cổ PHẦN TRẦN NGUYỄN hà (Trang 34 - 35)