Kết quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty vào thị

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường ấn độ của công ty khoáng sản latca (Trang 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty vào thị

trường Ấn Độ.

Đối với các sản phẩm đá vôi và sản xuất từ đá vơi thì thị trường chính của cơng ty bao gồm Ấn Độ, UAE, Brunei, Italia...nhưng thị trường chủ đạo của công ty là khu vực Nam Á và Đơng Nam Á. Theo đó một số khách hàng chính hiện nay và tỷ lệ giá trị đơn hàng trên tổng giá trị:

Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty từ năm 2011 - 2013

(Bảng 2 bảng số liệu)

Đơn vị: triệuUSD, %.

Tên nước

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị XK Tỷ trọng (%) Giá trị XK Tỷ trọng (%) Giá trị XK Tỷ trọng (%) 1. Ấn Độ 39,20 49 54,95 53 23,85 27 2. UAE 12,80 16 14,52 14 10,60 12 3. Bangladesh 17,60 22 21,77 21 45,93 52 4. Các nước khác 10,42 13 8,76 12 7,94 9 Tổng cộng 80,02 100 103,68 100 88,32 100

Nguồn: Phòng kinh doanh - XNK

Qua bảng số liệu trên ta thấy Ấn Độ là thị trường xuất khẩu bột đá, đá vôi lớn nhất của công ty năm 2011 và 2012. Nhưng đến năm 2013 thì kết quả này đã giảm đáng kể từ 53% tương ứng với 54,95 triệu USD ( năm 2012) xuống còn 27% tương ứng với 23,85% (năm 2013). Sau đó là các thị trường như ÚAE, Bangladesh,....Kim ngạch xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ năm 2011 đạt 39,20 triệuUSD, tiếp tục tăng đến năm 2012 là 54,95 triệuUSD sau đó đến năm 2013 giảm mạnh xuống cịn 23,85 triệuUSD. Sự suy giảm này được lý giải là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2013, theo dự báo năm 2014 nền kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, bản thân cơng ty lại phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất, đội ngũ nhân viên chưa thật sự năng động trong việc tìm kiếm đối tác cũng như ký kết hợp đồng hay tìm kiếm khách hàng mới do đó cơng ty cần có những biện pháp, chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ vì thị trường này vẫn là một trong những đối tác làm ăn quan trọng nhất của công ty

Hiện nay công ty vân tiếp tục mở rộng và đã bước đầu tiếp xúc với các đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản để tạo ra các đơn hàng thường xuyên và đạt doanh thu cao cho Doanh nghiệp

Từ biểu đồ trên ta thấy xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu, chiếm tới 49% tỷ trọng xuất khẩu của cơng ty, vượt xa thị trường có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ 2 là UAE chỉ chiếm 16%. Có được điều này là do Ấn Độ là một nền kinh tế lớn, có sức mua lớn, khả năng chi trả cao và giống như nhiều thị trường các nước phát triển khác, Ấn Độ khơng thi hành chính sách bảo hộ thị trường bằng thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm cơng nghiệp.

Năm 2013 là một năm đầy khó khăn thách thức với cơng ty, tình hình kinh doanh giảm, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp trong đó có bột đá, đá vơi bị giảm mạnh. Do đó, những biện pháp khắc phục để cải thiện tình hình là rất cần thiết đối với công ty lúc này. Công ty cần đưa ra những phương án tối ưu nhất để có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu cũng như cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ

TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CƠNG TY KHỐNG SẢN LATCA 4.1. Kết luận và tồn tại

- Kết luận 1: từ bảng 3.3 về kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2011-2013, hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá vôi, bột đá của cơng ty chưa hiệu quả. Ta có thể thấy tổng chi phí của cơng ty bỏ ra qua hàng năm ln tăng, doanh thu hoạt động xuất khẩu cũng tăng nhưng không phù hợp với tốc độ tăng chi phí, điều này thể hiện ở mức lợi nhuận thuần của công ty giảm từ năm 2012 là 21,282 triệu USD (tương ứng với 36,03%) so với năm 2011. Bên cạnh đó ta thấy lợi nhuận thuần của công ty đã tăng từ năm 2013 đã bắt đầu tăng trở lại là 6,981 triệu USD (tương ứng với 18,51%) so với năm 2012.

- Kết luận 2: từ bẳng 3.4, ta thấy đã có sự thay đổi về tỷ trọng xuất khẩu của công ty vào các thị trường. Ở các năm 2011 và 2012, Ấn Độ đã là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty nhưng đến năm 2013 thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này đã giảm mạnh (từ 49% của năm 2011, 53% của năm 2012 xuống còn 27% của năm 2013), song song với đó là sự vươn lên của thị trường Bangladesh. Điều này chứng tỏ công ty đang mất đi thị trường truyền thống của mình – là 1 thị trường tiềm năng với dân số đứng thứ 2 trên thế giới nên sức tiêu thụ sẽ rất mạnh.

- Kết luận 3: từ phân tích ở bảng 3.4 ta thấy cơng tác tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của công ty cịn yếu, khơng cao (tỷ trọng xuất khẩu sang các nước khác giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013 tương ứng với mức giảm từ 13% xuống còn 9%). Hơn nữa công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường chỉ do phòng kinh doanh – XNK đảm nhiệm mà khơng có phịng marketing riêng biệt. Điều này cho thấy tính chun mơn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty vẫn chưa cao. Trong khi đó hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế vẫn cịn đơn giản, dù cơng ty đã có website nhưng khơng tận dụng được, website khơng truyền tải được nhiều thông tin về công ty cũng như các sản phẩm của của công ty cũng như cung cấp thơng tin cho đối tác tìm hiểu.

- Kết luận 4: từ bảng 3.3 ta thấy lực lượng công nhân, nhân viên của công ty tăng qua hàng năm nhưng kết quả hoạt động của công ty không được tốt. Qua đây

có thể thấy trình độ của cơng nhân cũng như nhân viên chưa cao, cơng tác quản lý cịn yếu kém dẫn đến thất thoát

4.2. Định hướng phát triển trong những năm tới

Theo tính tốn nhu cầu vơi phục vụ làm nguyên liệu và sản phẩm phụ trợ cho các ngành công nghiệp khác nhau ở Việt Nam, cơng ty Khống sản Latca đã lên kế hoạch đến năm 2015 tổng cộng 4,68 triệu tấn, trong đó sử dụng trong nước 3,68 triệu tấn và xuất khẩu 1,0 triệu.; đến năm 2020 tổng cộng 7,28 triệu tấn, trong nước 5,28 triệu tấn và xuất khẩu 2,0 triệu tấn, đến năm 2025 tổng cộng 9,91 triệu tấn trong nước 7,41 triệu tấn và xuất khẩu 2,5 triệu tấn. Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch phát triển sản xuất vơi cơng nghiệp của cơng ty Khống sản Latca giai đoạn 2020 đến năm 2030 đó là đảm bảo cân đối cung cầu về bột đá, đá vôi không những cho nhu cầu xây dựng mà còn cho các nhu cầu khác, kể cả nhu cầu về xuất khẩu; đảm bảo phát triển bền vững , tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ mơi trường, di tích, lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, an ninh quốc phịng. Từ mục tiêu đó, các tiêu chí về đầu tư, cơng nghệ, quy mơ cơng suất và bố trí quy hoạch cũng được Cơng ty tn thủ theo những quy tắc như:

- Về đầu tư: Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sản phẩm có sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ mơi trường, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, an ninh quốc phòng. Ưu tiên cho các cơ sở xi măng lị đứng khơng có điều kiện chuyển sang cơng nghệ lị quay để sử dụng lao động và cơ sở vật chất hiện có.

- Về cơng nghệ: Sử dụng cơng nghệ tiên tiến, tự động hóa ở mức cao, lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và sản phẩm đa dạng.. Quy mơ sản xuất: Nghiên cứu có chọn lọc dự án phát triển nhà máy quy mô công suất lớn sử dụng công nghệ hiện đại; nghiên cứu công suất phù hợp đối với các dự án những vùng tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi.

- Về bố trí quy hoạch: Các nhà máy sản xuất bột đá, đá vôi của Công ty phải được lựa chọn xây dựng ở những nơi có điều kiện về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong phạm vi toàn quốc và nhu cầu xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất vơi được đầu tư , hình

thành sẽ là những lĩnh vực phụ trợ cho các ngành sản xuất (gang, thép, bauxite..), tập trung chủ yếu vào nguồn khu vực có đá vơi.

Đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, công ty đặt ra những mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung trong phương hướng phát triển của mình, cụ thể là:

- Thứ nhất, phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu bằng cách tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

- Thứ hai, xây dựng tên tuổi thương hiệu và uy tín của cơng ty Khống sản Latca và các sản phẩm của công ty trên thị trường thế giới. Đồng thời xây dựng bộ máy chuyên làm cơng tác xuất khẩu có kiến thức giỏi ngoại ngữ, có năng lực, tự tin trong quan hệ đối ngoại.

Muốn đạt được các mục tiêu lớn nêu trên, công ty cần có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

4.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ củaCơng ty Khống sản Latca. Cơng ty Khống sản Latca.

4.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm (kết luận 1 và 2)

Như chúng ta đã biết Ấn Độ ln là một thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm ln được người dùng Ấn Độ coi trọng. Cạnh tranh về giá khơng cịn là yếu tố quan trọng nhất. Do đó cơng ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty cần:

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng khoáng sản đã được khai thác cũng như chế biến, bên cạnh đó cần có những biện pháp bảo quản hiệu quả.

- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về chất lượng của sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu, ghi chú, ...cần tìm những mỏ khai thác mà có chất lượng đá vơi, bột đá phù hợp với yêu cầu của bên đặt hàng. Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu.

- Đầu tư vào máy móc, thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc và cơng nghệ cần phải phù hợp với trình độ của cơng nhân là điều rất quan trọng. Đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề để có khả năng điều khiển máy móc một cách thuần thục.

- Đa dạng hóa sản phẩm với các chất lượng sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của bên nhập khẩu.

- Việc sử dụng nguồn vốn phải được phân bổ một cách hợp lý, phải tính đến hiệu quả tài chính là cơ sở đánh giá quan trọng nhất kết hợp với hiệu quả lợi ích chung của xã hơi.

4.3.2. Phát triển thương hiệu tại Ấn Độ (kết luận 2)

Mọi doanh ngiệp kinh doanh quốc tế đều muốn tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Và chắc chắn Khoáng sản Latca cũng vậy. Để làm được điều này công ty cần phải phát triển thương hiệu trên thị trường Ấn Độ. Có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vơ hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn, thậm chí nó cịn tác động đến sự thành- bại của hoạt động kinh doanh. Vì lý do đó, một hướng đi cho thương hiệu ln là thách thức đối với doanh nghiệp. Khi đã có thương hiệu mạnh thì các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ biết đến sản phẩm của cơng ty đầy đủ và chính xác hơn. Từ đó mà sản lượng tiêu thụ sẽ gia tăng. Tuy nhiên xây dựng thương hiệu là một việc làm vơ cùng khó khăn và tốn kém. Trong thời gian đầu khi xâm nhập vào thị trường Ấn Độ công ty cần thoả thuận với nhà nhập khẩu ghi rõ nguồn gốc sản phẩm là do công ty sản xuất. Sau đó cơng ty sẽ kết hợp với các biện pháp marketing khác nhằm phát triển thương hiệu tại thị trường này. Ngồi ra cơng ty cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; phát triển hệ thống kênh phân phối; quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao.

4.3.3. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường (kết luận 3)

Công tác nghiên cứu thị trường là một việc làm vơ cùng quan trọng. Nó quyết định đến khả năng thành cơng hay thất bại của cơng ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó cơng ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, củng cố phòng kế hoạch thị trường. Hiện nay, phịng kế hoạch thị truờng của cơng ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả, phần lớn cán bộ nhân viên của phịng này mới chỉ thực hiện cơng tác xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn hàng của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Trong thời gian tới công ty cần điều chỉnh và tổ chức lại phòng kế hoạch thị trường, nên bổ sung thêm phòng

chuyên nghiên cứu về thị trường và phịng xuất nhập khẩu. Cần chun mơn hố từng công việc cụ thể, đảm bảo thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu ngay từ khâu tìm kiếm thị trường và đối tác làm ăn đến khẩu tiêu thụ sản phẩm.

Xúc tiến xuất khẩu gồm các hoạt động:

- Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập qn sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thơng tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.

- Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nơng, các cấp chính quyền, … tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

- Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.

- Cơng ty cần kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý ngành và cơ quan có chức năng xúc tiến thương mại (như cục xúc tiến thương mại) để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc giới thiệu sản phẩm với bạn bè thế giới

Trong q trình thực tập tại cơng ty, em nhận thấy tuy cơng ty có thiết kế trang Web riêng nhưng hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao. Vì vậy em mạnh dạn đề nghị công ty cần nâng cấp để trang Web có thể hoạt động tốt hơn. Bởi lẽ quảng cáo qua mạng Internet là một phương tiện vô cùng hữu hiệu hiện nay. Nó có nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng… Các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu hiện nay thường sử dụng trang Web

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường ấn độ của công ty khoáng sản latca (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)