CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ của
Cơng ty Khống sản Latca.
4.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm (kết luận 1 và 2)
Như chúng ta đã biết Ấn Độ ln là một thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm luôn được người dùng Ấn Độ coi trọng. Cạnh tranh về giá khơng cịn là yếu tố quan trọng nhất. Do đó cơng ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty cần:
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng khoáng sản đã được khai thác cũng như chế biến, bên cạnh đó cần có những biện pháp bảo quản hiệu quả.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về chất lượng của sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu, ghi chú, ...cần tìm những mỏ khai thác mà có chất lượng đá vơi, bột đá phù hợp với yêu cầu của bên đặt hàng. Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu.
- Đầu tư vào máy móc, thiết bị, cải tiến cơng nghệ sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc và cơng nghệ cần phải phù hợp với trình độ của cơng nhân là điều rất quan trọng. Đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề để có khả năng điều khiển máy móc một cách thuần thục.
- Đa dạng hóa sản phẩm với các chất lượng sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của bên nhập khẩu.
- Việc sử dụng nguồn vốn phải được phân bổ một cách hợp lý, phải tính đến hiệu quả tài chính là cơ sở đánh giá quan trọng nhất kết hợp với hiệu quả lợi ích chung của xã hôi.
4.3.2. Phát triển thương hiệu tại Ấn Độ (kết luận 2)
Mọi doanh ngiệp kinh doanh quốc tế đều muốn tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Và chắc chắn Khoáng sản Latca cũng vậy. Để làm được điều này công ty cần phải phát triển thương hiệu trên thị trường Ấn Độ. Có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vơ hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn, thậm chí nó cịn tác động đến sự thành- bại của hoạt động kinh doanh. Vì lý do đó, một hướng đi cho thương hiệu ln là thách thức đối với doanh nghiệp. Khi đã có thương hiệu mạnh thì các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ biết đến sản phẩm của cơng ty đầy đủ và chính xác hơn. Từ đó mà sản lượng tiêu thụ sẽ gia tăng. Tuy nhiên xây dựng thương hiệu là một việc làm vơ cùng khó khăn và tốn kém. Trong thời gian đầu khi xâm nhập vào thị trường Ấn Độ công ty cần thoả thuận với nhà nhập khẩu ghi rõ nguồn gốc sản phẩm là do cơng ty sản xuất. Sau đó cơng ty sẽ kết hợp với các biện pháp marketing khác nhằm phát triển thương hiệu tại thị trường này. Ngồi ra cơng ty cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; phát triển hệ thống kênh phân phối; quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu khơng ngừng được nâng cao.
4.3.3. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường (kết luận 3)
Công tác nghiên cứu thị trường là một việc làm vơ cùng quan trọng. Nó quyết định đến khả năng thành công hay thất bại của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó cơng ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, củng cố phòng kế hoạch thị trường. Hiện nay, phòng kế hoạch thị truờng của công ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả, phần lớn cán bộ nhân viên của phòng này mới chỉ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn hàng của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Trong thời gian tới cơng ty cần điều chỉnh và tổ chức lại phịng kế hoạch thị trường, nên bổ sung thêm phòng
chuyên nghiên cứu về thị trường và phịng xuất nhập khẩu. Cần chun mơn hố từng công việc cụ thể, đảm bảo thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu ngay từ khâu tìm kiếm thị trường và đối tác làm ăn đến khẩu tiêu thụ sản phẩm.
Xúc tiến xuất khẩu gồm các hoạt động:
- Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập qn sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thơng tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.
- Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nơng, các cấp chính quyền, … tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.
- Công ty cần kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý ngành và cơ quan có chức năng xúc tiến thương mại (như cục xúc tiến thương mại) để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc giới thiệu sản phẩm với bạn bè thế giới
Trong quá trình thực tập tại cơng ty, em nhận thấy tuy cơng ty có thiết kế trang Web riêng nhưng hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao. Vì vậy em mạnh dạn đề nghị cơng ty cần nâng cấp để trang Web có thể hoạt động tốt hơn. Bởi lẽ quảng cáo qua mạng Internet là một phương tiện vơ cùng hữu hiệu hiện nay. Nó có nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng… Các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu hiện nay thường sử dụng trang Web của mình để cung cấp thơng tin và tìm kiếm bạn hàng (người mua có thể đặt hàng qua website). So với các biện pháp xúc tiến thương mại quốc tế khác thì đây là biện
pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Vì vậy trong thời gian tới em mong cơng ty có thể chú trọng hơn đến phương pháp này nhằm giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới.
4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (kết luận 4)
Nhiều nhà quản trị cấp cao của các công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng đã tiết lộ rằng con người là yếu tố quyết định đến thành công của công ty. Chúng ta có thể bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng nhà máy hiện đại nhưng nếu “êkip” điều hành kém năng lực, tập thể lao động sản xuất không thành thạo, trình độ tay nghề khơng cao thì nhà máy hoạt động khơng thể có hiệu quả.
Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ cơng nhân tay nghề cao, nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty là vấn đề hết sức cấp bách. Bởi lẽ hiện nay nguồn nhân lực của công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cần phải đào tạo đội ngũ công nhân. Bởi lẽ tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó cơng ty cần phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt cần nâng cao tay nghề cho các công nhân trẻ đang học việc. Khi ứng dụng cơng nghệ tiên tiến thì cơng ty cần tổ chức hướng dẫn cho công nhân về cách thức vận hành, sử dụng đúng để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Hiện nay công ty thường tổ chức các cuộc thi cơng nhân có tay nghề giỏi. Đây là hình thức bổ ích có tác dụng khuyến khích cơng nhân khơng ngừng hồn thiện khả năng chuyên môn. Trong thời gian tới công ty nên tiếp tục thực hiện thường xuyên hơn, tạo nội dung thi đua phong phú, thiết thực hơn, có nguồn động viên cổ vũ tinh thần và vật chất xứng đáng để cho những người cơng nhân giỏi, những người có sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất giúp ích cho cơng ty. Những hoạt động như vậy sẽ tạo tinh thần đồn kết, phấn đấu trong tồn thể cán bộ cơng nhân viên, tạo động lực để công nhân học hỏi và phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đem lại hiệu quả kinh doanh to lớn cho công ty.
Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ cơng nhân có tay nghề cao thì cơng ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn xuất nhập khẩu
cho đội ngũ cán bộ kinh doanh. Như chúng ta thấy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại nguồn thu chính cho cơng ty. Vì vậy cơng ty cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời nhu cầu thị trường quốc tế và khả năng đáp ứng của cơng ty. Để có được đội ngũ nhân viên như vậy thì cơng ty phải đầu tư nâng cao trình độ cho cán bộ cơng nhân viên về trình độ ngoại ngữ, về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về tác phong làm việc hiện đại, về hiểu biết tâm lỹ, thói quen người tiêu dùng. Vì vậy trước hết cơng ty cần thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, thực hiện việc trang bị các thiết bị thơng tin liên lạc trong các phịng kinh doanh để kịp thời nắm bắt các nhu cầu và biến động của thị trường.
Để việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có hiệu quả, cơng ty cần có chế độ khuyến khích cán bộ cơng nhân viên theo học các khoá tại chức và dài hạn, đi học tập bồi dưỡng kiến thức ở các trường đào tạo. Đặc biệt cần có hình thức đào tạo thích hợp và khẩn trương về khả năng ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tài liệu tham khảo trên doko.vn và thuvientailieu.vn
2. Tài liệu tham khảo của các anh chị khóa trước của trường Đại học Thương mại tại thư viện của trường.
3. Tài liệu trên trang chủ của công ty: www.latca.com.vn. 4. Sách tham khảo: incoterm 2003 và incoterm 2010.