Đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển công nghệ và thương mại gia long (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty

2.3.1. Thành công đã đạt được

Trong những năm qua, cùng với sự lãnh đạo đúng đắn, nhạy bén, sáng tạo của ban lãnh đạo công ty và sự cố gắng nỗ lực hết mình của tồn bộ nhân viên trong cơng ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long đã đạt được những thành công nhất định.

 Trong ba năm gần đây cơng ty ln làm ăn có lãi. Lợi nhuận năm 2012 tăng nhiều so với năm 2011, xong năm 2013 giảm nhưng giảm khá ít. Cùng với đó là doanh thu tăng cao qua các năm. Kết quả này cho thấy các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty đã phát huy giá trị, đồng thời khuyến khích nhân viên trong cơng ty tích cực lao động để tiếp tục gia tăng lợi nhuận.

 Công ty đã chú trọng tới việc mở rộng thị trường, thể hiện ở việc đã có nhiều các đối tác ở các tỉnh lân cận và lượng khách hàng tại Hà Nội tăng lên.

 Đời sống nhân viên của cơng ty ngày càng được cải thiện. Nhìn chung thu nhập trong những năm qua ngày càng tăng. Điều này tạo động lực tích cực cho nhân viên của cơng ty làm việc hăng say và có hiệu quả trong kinh doanh.

 Cơng ty cho đến nay cũng đã có đội ngũ quản lý và một số bộ phận nhân viên có trình độ tương đối cao và có kinh nghiệm. Nếu phát huy được năng lực của bộ phận này thì cơng ty sẽ có điều kiện phát triển mạnh.

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại

Tổng doanh thu tăng qua các năm nhưng kèm theo đó là chi phí cũng tăng mà mức tăng của chi phí lớn hơn mức tăng của doanh thu làm cho giá trị tuyệt đối của lợi nhuận bước đầu từ năm 2011 – 2012 có tăng nhưng tới năm 2013 đã bị giảm sút. Tình hình đó làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty giảm dần từ năm 2011 – 2013 với doanh lợi doanh thu giảm từ 0,2 năm 2011 xuống còn 0,172 năm 2013.

Vốn kinh doanh tăng qua các năm nhưng doanh lợi vốn kinh doanh chỉ tăng được trong năm 2012 còn tới năm 2013 đã bị giảm 18,7%

Vòng quay vốn kinh doanh thực sự đã là một vấn đề khá lớn với công ty do khơng quay vịng vốn được thì hoạt động kinh doanh coi như ngừng trệ. Khả năng quay vòng vốn của cơng ty cịn khá yếu kém.

Doanh thu/chi phí bị giảm dần qua các năm, có nghĩa là chi phí bỏ ra của cơng ty thì nhiều nhưng doanh thu thu về khơng tương xứng với phần chi phí đó. Năm 2012 giảm 0,4% so với năm 2011 và năm 2013 lại giảm 3,7% so với năm 2012.

Mức sinh lời của một lao động ban đầu có tăng từ năm 2011 là 124,12 triệu đồng lên năm 2012 là 133,76 triệu đồng nhưng năm 2013 bị giảm sút xuống còn 131,66 triệu đồng. Điều này đã làm hiệu quả kinh doanh của một lao động bị giảm xuống.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Có thể nói cơng ty cịn tồn tại khá nhiều những hạn chế về hiệu quả kinh doanh trong năm 2013 đòi hỏi nhiều sự nỗ lực hơn nữa của công ty để đưa hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên. Hạn chế này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu có những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

Cơng ty chưa có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí: chi phí bỏ ra ngày càng tăng mà doanh thu đem lại lại tăng khơng đáng kể hoặc có thể cịn giảm. Lượng hàng tồn kho cịn khá nhiều mà chi phí cho cơng tác dự trữ này cũng khá lớn. Chi phí th q nhiều mặt bằng khơng cần thiết…

Chưa có chính sách marketing phù hợp.

Hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu kém. Hoạt động marketing cũng chưa nổi trội. Các chính sách về bán hàng chưa có sự đặc biệt để thu hút khách hàng.

Đội ngũ lao động còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm, trình độ chun mơn cịn hạn chế, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt.

Nguyên nhân từ phía nhà nước:

Thủ tục hành chính cịn rờm rà làm chậm tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ quản lý thuế, tỉ giá hối đối, việc hồn thuế chậm… của nước ta còn quá nhiều bất cập, thay đổi cơ chế liên tục khiến cho doanh nghiệp chưa kịp hiểu chính sách này thì đã chuyển sang cơ chế mới.

Quá trình hội nhập của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có những thách thức, khó khăn như tạo ra mơi trường cạnh tranh gay gắt cho doanh nghiệp…

 Trên đây là tồn bộ những phân tích đánh giá thực trạng của cơng ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương Mại Gia Long trong thời gian qua. Qua việc xem xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty nhận thấy rằng công ty đã nỗ lực cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và đã đạt được những con số đáng khích lệ như doanh thu ngày càng lên… Song công ty không tránh khỏi những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của mình làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây bị kém hiệu quả, cụ thể là doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng khơng bằng chi phí bỏ ra vì vậy lợi nhuận bị giảm đi trong năm 2013, sức sinh lời của vốn kinh doanh và lao động đều khơng cao, có phần yếu kém… Cơng ty nên xem xét và chú ý hơn nữa để có những biện pháp hữu hiệu hơn khắc phục tình trạng này và làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao hơn nữa bằng những phương hướng phát triển công ty.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI GIA LONG

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển công nghệ và thương mại gia long (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)