An Giang, nhất là ở Châu Đốc và Bảy Núi, có rất nhiều món hấp dẫn như mắm ruột, cháo bò, khô bò,
Tìm hiểu quá trình chế biến Lạp Xưởng
khô cá tra phồng, đường thốt nốt... nhưng chưa món nào ăn một lần nhớ đời như bò xào lá vang và lạp xưởng bò.
Lạp xưởng bò còn gọi là tung-lò-mò, là món ngon độc đáo của người Chăm. Lạp xưởng bò được làm từ thịt và mỡ bò theo tỷ
lệ hai thịt một mỡ, mỡ dùng làm lạp xưởng là loại mỡ sa, mỡ chày vừa mỏng, vừa không nặng mùi như mỡ thăn. Thịt và mỡ được băm nhỏ sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng.
Gia vị ướp vào gồm có ngũ vị hương, muối đường, tiêu và đặc biệt có một loại không phải gia vị nhưng lại không thể thiếu là cơm nguội. Đây là nét độc đáo trong cách chế biến lạp xưởng bò của người Chăm. Cơm nguội trộn cùng hỗn hợp thịt sau khi dồn vào ruột bò đã làm sạch đem phơi nắng sẽ lên men và cho vị chua đặc trưng của lạp xưởng bò. Lạp xưởng bò thường được buộc thành từng đoạn bằng dây chuối và phơi khoảng ba nắng là ăn được.
Món ăn này từ lâu cũng được người Kinh ưa thích và chế biến thành món lạp xưởng bò giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.
Theo cách chế biến của người kinh thì thịt bò được lựa chọn phải còn nóng, đem đi xay thành hạt và trộn với mỡ bò cắt hình hạt lựu theo tỷ lệ 2:1. Sau đó, được ướp tiêu, hành, tỏi, đường, bột ngọt, ngũ vị hương, đặc biệt là đại hồi và tiểu hồi. Đặc biệt để có được những viên lạp xưởng tròn, đều đặn, người ta dùng ruột heo làm sạch, phơi khô trước khi dồn thịt vào. Sau đó, dùng dây buộc thắt gút lại thành lọn hình tròn. Khác với lạp xưởng heo, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho ráo là có thể đem chiên hoặc nướng.
Tìm hiểu quá trình chế biến Lạp Xưởng