Lạp xưởng tươi Cần Giuộc (Long An)

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến lạp xưởng (Trang 30 - 31)

Nằm ở vùng hạ lưu sông vàm cỏ, Cần Giuộc có nhiều bãi bồi với các loại cây nước mặn như đứa, tràm, sú, vẹt…

Đến Cần Giuộc, hỏi mua “đặc sản”, bạn sẽ được giới thiệu món lạp xưởng được làm bằng ruột heo tươi.Đây là sản phẩm

truyền thống của vùng đất này.Ai đến cần Giuộc cũng nhớ mãi món ăn này

Đây là một món đặc sản của vùng đồng bằng Nam Bộ. Lạp xưởng tươi đã có từ rất lâu đời tại vùng này. Cả một làng nghề với khoảng mười hộ thường xuyên sản xuất để cung cấp cho mối ở Sài Gòn và các tỉnh. Đến mùa tết, những người làm nghề khác trong vùng cũng trở lại tham gia sản xuất lên đến khoảng hai chục hộ, nếu tính luôn vùng Cầu Nổi số hộ làm lạp xưởng tươi còn nhiều hơn nữa.

Lạp xưởng Cần Giuộc nổi tiếng ngon bởi vì người ta đã chọn những miếng heo nạc tươi và nóng ngay sau khi mổ đem xay ướp ,ruột heo lấy từ những con heo trên dưới 80kg cạo mỏng như một lớp nilon để làm bao ngoài. Đặc biệt lạp xưởng được sấy chứ không phơi với lửa riu riu từ10-12 tiếng để lạp xưởng khô đều và dẽ lại ,nên lạp xưởng

Tìm hiểu quá trình chế biến Lạp Xưởng

chế biến từ tôm đất loại lớn và còn tươi nên có màu vàng đỏ tự nhiên nhìn rất đẹp mắt.Khi nướng lạp xưởng dậy mùi thơm của tiêu sọ khi ăn có vị ngọt đậm, không ngấy

Lạp xưởng tươi Sóc Trăng cũng tương tự lạp xưởng Cần Giuộc nhưng không có tiêu bên trong và được làm lớn, khô hơn và vị cũng hơi mặn hơn.

Nguyên liệu được dùng để sản xuất lạp xưởng là thịt heo, phải lựa chọn thịt nạc đùi còn nóng. Sau khi xay, phải ướp thịt với rượu mai quế lộ, tỏi, đường, muối, tiêu hột. Mỡ cũng phải lựa mỡ khổ, xắt hạt lựu rồi ướp với đường cho đến lúc cục mỡ thật trong mới đem trộn với thịt.

Lớp bao lạp xưởng được làm bằng ruột heo còn tươi. Ruột heo tươi lựa đoạn vừa, không già quá cũng không non quá. Ruột heo lấy về từ lò mổ phải dùng dao cạo ngay sao cho chỉ còn lớp da bao mỏng như nylon, rồi xả nước nhiều lần cho thật sạch, để ráo.

Khi phơi lạp xưởng, dùng kim xâm cho thoát hơi để hỗn hợp thịt dẽ lại rồi đem đi rửa qua nước ấm cho tan hết mỡ còn sót lại. Đặc biệt lạp xưởng ở đây được sấy bằng than trong lu chứ không phơi- người làm lạp xưởng phải canh lửa riu riu từ 10-12 tiếng để lạp xưởng khô đều và dẽ lại, nhờ vậy, lạp xưởng Cần Giuộc ngon và để được rất lâu, không bị pha mùi dầu.

Nhờ sử dụng toàn nguyên liệu tươi và chế biến tỉ mỉ, lạp xưởng tươi Cần Giuộc có thể lưu trữ được 3 – 6 tháng nếu bảo quản nơi khô mát.

Ngoài ra còn có các loại lạp xưởng bò, lạp xưởng cá, lạp xưởng mực tươi…Đặc biệt, vào dịp tết người ta còn chế biến lạp xuởng nem, lạp xưởng nem được làm giống như lạp xưởng tôm nhưng cho nhiều tỏi và ít muối nên lạp xưởng sẽ lên men tạo ra vị chua giống như nem. Thời gian bỏa quản của lạp xưởng nem không được lâu.

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến lạp xưởng (Trang 30 - 31)