Đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing của doanh nghiệp cho thương hiệu Tiger

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing cho thương hiệu bia tiger (Trang 37 - 42)

Tiger

Trong những hoạt động Marketing của cơng ty thì hoạt động truyền thông được chú trọng hơn cả và hoạt động hiệu quả nhất, còn các hoạt động Marketing khác chỉ dừng lại ở mức là những hoạt động cần thiết và hợp lý.

Những hoạt động Marketing đã thực hiện của công ty khá thành công, đáp ứng được mục tiêu đặt ra của cơng ty là tạo dựng hình ảnh bền vững của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và mang đến những khách hàng mới, tiềm năng cho công ty.

Nhờ những nỗ lực hết mình, hiện cơng ty đã có sản phẩm tại tất cả các tỉnh, thành phố tại miền Bắc, có mặt tại hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, triển lãm… Lực lượng bán hàng của cơng ty có trình độ chun mơn ngày càng cao, nghiệp vụ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

Có được những thành cơng đó là do cơng ty đã nỗ lực hết mình cùng với những chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing đúng đắn. Có thể nêu ra điển hình một số nguyên nhân sau:

- Nguồn nhân lực trong cơng ty có trình độ nghiệp vụ cao, linh hoạt và dồn hết tâm huyết, công sức vào trong công việc nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Hơn nữa lại có các chun gia nước ngồi giám sát và chỉ đạo. Họ có tư tưởng hiện đại trong hoạch định chiến lược trong kinh doanh.

- Năng lực về cơ sở vật chất của công ty không ngừng được đầu tư và sử dụng hợp lý đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhờ vào nguồn lực tài chính lớn. Nhà máy bia của APB hiện nay được coi là 1 trong những nhà máy hiện đại bậc nhất Đông Nam Á với dây chuyền kỹ thuật ngang tầm thế giới

- Sự đúng đắn trong lập và triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược về nhân sự và chiến lược Marketing của ban lãnh đạo công ty và tồn thể cơng nhân viên trong công ty.

- Sự năng động sáng tạo của nhân viên công ty, đặc biệt là của phòng bán hàng và Marketing, cũng như hiệu quả hoạt động của hai phịng.

- Có được một hệ thống kênh phân phối lý tưởng. Đây là điều hết sức cần thiết để Tiger có thể đối phó với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những đối thủ mới ra nhập thị trường

- Do điều kiện sống của người dân ngày càng tăng lên, nhu cầu về thưởng thức đồ uống cao cấp cũng tăng đáng kể, tạo điều kiện và thời cơ mở rộng sản xuất

Bên cạnh đó hoạt động Marketing của cơng ty cũng cịn một số tồn tại:

- Việc định vị hình ảnh gai góc, mạnh mẽ cho bia Tiger trong vài năm trở lại đây đã tỏ ra khơng cịn thực sự phù hợp. Thực tế cho thấy thời đại của những người hùng cơ bắp đã qua rồi. Thời đại ngày nay mẫu nam giới thành công phải là những người lịch lãm và phong cách. Vì vậy việc lựa chọn hình ảnh sức mạnh cho nhóm khách hàng cao cấp dường như khơng cịn phù hợp

- Một số bộ phận, phòng ban làm việc tại nhà máy, trong khi số khác lại làm việc tại văn phòng đại diện tại Hà Nội gây ra một số khó khăn trong phối hợp giữa các bộ phận - Lực lượng nhân sự tại bộ phận Marketing còn khá mỏng trong khi nhu cầu công việc lại cao

2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty cho thương hiệu bia Tiger a. Các bước tiến hành hoạt động truyền thông của công ty a. Các bước tiến hành hoạt động truyền thông của công ty

Bảng 2.4: Mơ hình hoạt động truyền thơng

Phân tích các phần tử truyền thơng:

- Chủ thể truyền thông (Thương hiệu bia Tiger): là sản phẩm của công ty APB (Hanoi), là biểu tượng đích thực duy nhất của ngành bia rượu Châu Á. Cách quản trị thương hiệu và marketing đầy sáng tạo kết hợp với những kế hoạch mở rộng đầy tham vọng đã đưa Tiger trở thành một trong những loại bia được tơn vinh trên tồn thế giới – và là thương hiệu hàng đầu của APB. Một chất lượng bia “World Acclaimed” (“Rạng danh

trên toàn thế giới”).

- Mã hoá: là tiến trình chuyển ý tưởng và thơng tin thành những hình thức có tính biểu tượng (q trình thể hiện ý tưởng bằng một ngôn ngữ truyền thông)

- Thông điệp: là tập hợp những biểu tượng (nội dung tin) mà chủ thể truyền đi. Tuỳ từng hình thức truyền thơng mà nội dung thơng điệp có sự khác nhau.

- Phương tiện truyền thơng: các kênh truyền thơng qua đó thơng điệp được truyền từ người gửi tới người nhận. Phương tiện truyền tin có thể là các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh hoặc là các phương tiện truyền tin độc lập như thư trực tiếp

- Giải mã: tiến trình theo đó người nhận sử lý thơng điệp để nhận tin và tìm hiểu ý tưởng của chủ thể

- Công chúng nhận tin mục tiêu mà công ty hướng tới là các khách hàng mục tiêu của mình, họ là những người có thu nhập từ khá trở lên, những nhà bán lẻ, những quán bia, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, siêu thị và những người tham khảo, những người có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng..... Trong đó cơng ty chú trọng vào đối tượng khách hàng nam giới trẻ tuổi sống tại các đơ thị lớn, có thu nhập khá và yêu thích uống bia

- Phản ứng của người nhận tin: công ty cần phải xác nhận q trình tiếp nhận thơng tin của cơng chúng. Công ty muốn những người nhận tin có phản ứng đáp lại tích cực trong tồn bộ q trình nhận tin, mục tiêu cuối cùng của truyền thông là tạo ra hành động mua hàng của người nhận tin. Những người làm truyền thông cần xác định trạng thái hiện tại của khách hàng và qua truyền thông sẽ đưa tới trạng thái nào và qua đó ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ.

Có 6 trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng mục tiêu mà người thực hiện truyền thông cần biết, đó là:

 Nhận biết: cần phải biết khách hàng mục tiêu có biết đến sản phẩm của công ty? Biết những gì? Khoảng thời gian nào nên tăng sự nhận biết?

 Hiểu: ngoài sự nhận biết, khách hàng mục tiêu còn hiểu như thế nào về sản phẩm, công ty? Chất lượng, giá cả sản phẩm được khách hàng đánh giá ra sao? Số người hiểu đúng về sản phẩm chiếm nhiều hay ít trên thị trường?

 Thiện cảm: khách hàng đã mua sản phẩm của cơng ty đánh giá như thế nào? Họ có suy nghĩ và cảm giác như thế nào?

 Ưa chuộng: khách hàng mục tiêu có thiện cảm với sản phẩm của cơng ty song chưa chắc họ đã ưa chuộng nó hơn so với sản phẩm cạnh tranh. Khi đó những người làm truyền thông cần phải nhấn mạnh thuộc tính cạnh tranh có ưu thế mà sản phẩm cạnh tranh của cơng ty có được. Đối với Tiger Beer, sản phẩm của cơng ty cần được nhấn mạnh về chất lượng sản phẩm, tính an tồn, vệ sinh, phong cách cũng như hương vị đặc biệt mà sản phẩm có được tới khách hàng mục tiêu.

 Ý định mua: khi ý định mua chưa hình thành trong khách hàng, người làm truyền thơng phải tác động lên niềm tin của họ, thúc đẩy họ sớm có quyết định mua hàng.

 Hành động mua: khi động cơ chưa mạnh mẽ, có nhiều trở lực còn như nghi ngờ, còn cần thêm thông tin để quyết định,...người làm truyền thông cần xác định rõ nguyên nhân để có cách giải quyết thỏa đáng.

- Lựa chọn phương tiện truyền thông: công ty có sử dụng cả hai loại hình truyền thơng trực tiếp và khơng trực tiếp.

 Kênh trực tiếp: đó là thơng qua các cuộc gặp gỡ, hội thảo với người tiêu dùng hay các tổ chức hiệp hội và thu nhận thông tin phản hồi một cách trực tiếp. Công ty thường xuyên có các cuộc hội thảo, điều tra khách hàng nhằm nâng cao chất lượng cũng như điều chỉnh giá cả một cách hợp lý. Cơng ty cũng có thể thu nhận thơng tin phản hồi trực tiếp từ những nhà bán lẻ phản ánh lại về chất lượng, giá cả sản phẩm,....

 Kênh không trực tiếp: công ty sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, tờ rơi quảng cáo về sản phẩm. Các kênh không trực tiếp hay được công ty sử dụng nhất cho thương hiệu Tiger là quảng cáo trên báo, truyền hình. Ngồi ra, thơng qua các chương trình tài trợ cho các chương trình thể thao, ca nhạc cơng ty cũng làm tăng sự nhận biết của khách hàng với thương hiệu Tiger.

- Thiết kế thông điệp:

Thông điệp theo cùng bia Tiger xuyên suốt lịch sử hình hành và phát triển là “enjoy

winning” nghĩa là Tận hưởng chiến thắng. Tiger Beer luôn muốn mang tới cho người

Tiger Beer lại có nhiều thơng điệp tương ứng thích hợp với sự kiện, chiến dịch hay thời điểm đó. Do đối tượng mà bia Tiger hướng tới là cánh mày râu nên thông điệp được lựa chọn luôn nhắm vào cái tôi của nam giới, mang lại cho họ niềm tự hào khi mình thuộc phái mạnh, làm cho họ cảm thấy mạnh mẽ, khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Đã có thời điểm thơng điệp của Tiger là “cịn chờ gì nữa” nói về sự mạnh mẽ, chí khí nam

nhi. Hiện nay, trong các chiến dịch quảng cáo hay quan hệ công chúng, thông điệp của bia Tiger được thống nhất trên toàn cầu là “rạng danh trên toàn thế giới” thể hiện sức mạnh của một thương hiệu bia hàng đầu châu Á và từ lâu đã phổ biến trên tồn thế giới. Đó cũng là đẳng cấp mà không chỉ Tiger mà tất cả các loại bia đều hướng tới.

- Chọn lọc những thuộc tính của nguồn tin: công ty dựa vào năng lực của mình, là một công ty với vốn đầu tư nước ngồi, nguồn lực tài chính hùng mạnh. Hơn nữa, do đặc tính sản phẩm bia luôn cần tác động trực tiếp tới công chúng mục tiêu trong thời gian dài nên việc đẩy mạnh và duy trì các hoạt động truyền thơng trên các kênh truyền thông là hết sức quan trọng. Vì lẽ đó, thương hiệu bia Tiger được truyền thông tới người tiêu dùng hàng ngày qua tất cả các phương tiện như báo, tạp chí… và đặc biệt là quảng cáo truyền hình

- Thu nhận thông tin phản hồi: cơng ty có các hoạt động thu thập thơng tin phản hồi từ các điều tra, nghiên cứu khách hàng hàng tháng, hàng quý và hàng năm do công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen là đối tác của công ty thực hiện.

- Nhiễu: đây là các yếu tố có tác động đến hoạt động truyền thơng, nó có thể là những tác động tích cực hay tiêu cực nhưng người làm truyền thơng khó có thể kiểm sốt được nó, hầu như là khơng thể. Những người làm truyền thơng đơi khi có thể tạo ra những tác động nào đó để tăng hiệu quả truyền thơng của mình.

Xác định ngân sách cho hoạt động truyền thơng: đây là quyết định Marketing khó khăn và chi phối lớn đến tính thành cơng của hoạt động truyền thơng. Cơng ty hiện tại sử dụng phương pháp xác định ngân sách trên tỷ lệ % trên doanh số bán. Do cạnh tranh trong thị trường bia là khá gay gắt nên đòi hỏi một ngân sách lớn cho hoạt động truyền thông. Thực tế trong những năm qua ngân sách cho hoạt động truyền thông của bia Tiger luôn chiếm 40% doanh số bán hàng.

Ưu điểm của phương pháp này là:

- Ngân sách có thể thay đổi theo chừng mực mà cơng ty có thể chịu đựng được, làm cho nhà quản lý n tâm vì chi phí truyền thơng gắn liền với sự tăng giảm doanh số bán của công ty trong chu kỳ kinh doanh.

- Phương pháp này khuyến khích các nhà quản lý làm quyết định trong khn khổ của mối quan hệ giữa chi phí truyền thơng, giá bán và lợi nhuận của mỗi đơn vị sản phẩm.

- Phương pháp này ổn định cạnh tranh trong tình thế các cơng ty cũng xác định ngân sách trên doanh số theo một quan hệ tỷ lệ đã hình thành.

Tuy nhiên cơng ty cũng tùy vào các cơ hội có thể có trên thị trường để triển khai các hoạt động truyền thông của công ty, như dựa vào các lễ hội lớn, các khu du lịch, vui chơi để tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing cho thương hiệu bia tiger (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)