Đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 86 - 88)

- Tiếp tục duy trì khả năng khai thác tồn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có Hạn chế thời gian

3.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước

3.3.1.1. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Nhà nước cần đảm bảo được việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Chính phủ điều hành các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, duy trì mức lãi suất và giá trị đồng nội tệ được ổn định, đổi mới quy trình tín dụng và giải ngân trong các Ngân hàng quốc doanh và trong Luật Các tổ chức tín dụng cho nhanh gọn và kịp thời hơn. Để đạt được đúng như mục tiêu, chính sách của Nhà nước đã quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tạo mơi trường cạnh tranh và thơng thống hơn về tín dụng, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Có làm được như vậy mới đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và hội nhập của cả nền kinh tế quốc dân.

3.3.1.2. Tạo môi trường pháp lý

Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp luật như luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh, sửa đổi bổ sung các luật như Luật Đầu tư, Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu, Luật Chứng khốn, Luật Các tổ chức tín dụng... ban hành các nghị định, thơng tư hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực XDCB. Tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, thưởng trong DN Nhà nước để thực sự tạo quyền chủ động cho các DNNN trong trả lương, thưởng gắn

với năng suất lao động và hiệu quả SXKD đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước và DN tạo điều kiện thu hút lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp cao.

3.3.1.3. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh

- Nhà nước cần tạo cơ chế cho phép cơ quan chủ sở hữu xây dựng một chính sách tổng thể về thay đổi cơ cấu vốn của DNNN một cách thích hợp khi cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Thực hiện ưu đãi tài chính để DN đổi mới cơng nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh. Hàng năm Nhà nước cần có kế hoạch bổ sung vốn chủ sở hữu hợp lý và kịp thời cho các DN để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN, minh bạch thông tin thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trường tài chính phát triển. Để các giải pháp đề xuất ở trên có thể thành hiện thực, đặc biệt là các giải pháp huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chắc chắn phải có nền tảng hỗ trợ là một thị trường chứng khoán phát triển.

- Đối với một số dự án cơng trình, cơng tác kiến trúc quy hoạch đền bù, giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập dẫn đến chậm trể trong triển khai thi công, cần được sự chỉ đạo vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Thiết lập cơ chế liên danh giữa Nhà nước và tư nhân thông qua các hợp đồng để thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng cộng như : xây dựng cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thơng .v.v đây là mơ hình xây dựng một cơ chế liên doanh giữa một bên là doanh nghiệp Nhà nước hay Nhà nước và một bên là DN tư nhân, để thực hiện các dự án địi hỏi vốn đầu tư rất lớn khi có sự tham gia của các bên không phải Nhà nước sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời cơ chế gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của

các bên tham gia sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm bớt tiêu cực và lãng phí trong đầu tư vốn xây dựng cơ bản tại các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)