III Tổng nguồn vốn 3666,6 7211,5
2.2.2 Phân tích khả năng huy động vốn
2.2.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn
Cho đến nay, nhờ những thuận lợi do tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Cơng ty đem lại, và nhờ những định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty, nguồn vốn huy động được của Công ty đã đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn của Công ty cũng như các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam và các khách hàng ngồi Tổng Cơng ty.
Hoạt động tín dụng được coi là hoạt động chính của Cơng ty đã đem lại 80% doanh thu cho Công ty trong năm 2007. Dư nợ của Công ty chủ yếu tập trung cho hơn 100 khách hàng là các đơn vị thành viên của Tổng cơng ty, điều đó phù hợp với mục tiêu hoạt động của Công ty và đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho các đơn vị thành viên và Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy VIệt Nam. Ngồi ra Cơng ty cịn cung ứng vốn cho gần 250 khách hàng ngồi là các cá nhân, tập thể và tổ chức kinh tế ở các ngành khác. Điều đó đã chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của Công ty là rất cao.
Biểu đồ 2.7: Tăng trƣởng dƣ nợ giai đoạn 2002 - 2008 Đơn vị: Tỷ đồng 15816 13319 2395 1607 337 481 813 0 5000 10000 15000 20000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2002 - 2008
Dư nợ của Công ty đều tăng qua các năm. Nếu như năm 2002 dư nợ mới là 337 tỷ đồng thì năm 2005 dư nợ đã tăng gấp 4,77 lần lên 1.607 tỷ đồng. Năm 2006, dư nợ là 2.395 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2005, gấp 7,11 lần so với năm 2002. Đặc biệt năm 2007 chứng kiến một tốc độ tăng là 456% lên 13.319 tỷ đồng (bao gồm cả cho vay dự án và vốn lưu động). Đến 31/12/2008 thì dư nợ tiếp tục tăng 18,7% lên 15.816 tỷ đồng gấp 46,93 lần so với dư nợ năm 2002.
Doanh thu từ hoạt động tín dụng cũng khá cao, chiếm khoảng 60-80% doanh thu của Công ty. Doanh thu năm 2007 là 736,8 tỷ đồng, tăng 496% so với doanh thu năm 2006. Doanh thu năm 2008 lại tiếp tục tăng 143,5% lên mức 963 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Doanh thu tín dụng giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu tín dụng 123,6 736,8 963
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2006 -2008
Sự tăng trưởng rõ nét trong hoạt động tín dụng là do Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ đã thực hiện đúng đắn chiến lược khách hàng, thường xuyên bám sát khách hàng, mở rộng thị phần, đa dạng hố các sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên, việc gia tăng nhanh dư nợ qua các năm cũng không phải là một dấu hiệu tốt đối với Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ. Điều đó chứng tỏ lượng vốn huy động được đã vượt quá nhu cầu sư dụng, gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khoản vốn ứ đọng này phải chịu chi phí huy động, nếu không được tranh thủ đưa vào đầu tư thì sẽ khơng tạo ra thu nhập mà cịn làm giảm bớt lợi nhuận của Cơng ty.
Nhìn chung, cùng với sự tăng trưởng rất nhanh và mạnh của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam nói chung cũng như của Công ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ nói riêng, hoạt động huy động vốn đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu về việc sử dụng vốn của Công ty, thể hiện hiệu quả huy động vốn ngày càng được khẳng định.
2.2.2.2 Cơ cấu vốn của Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ
Trong những năm đầu đi vào hoạt động, nguồn vốn chủ yếu của Công ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ là vốn uỷ thác và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ cấu vốn của Cơng ty đã có sự thay đổi rõ nét. Cơ cấu vốn của Công ty hiện nay cũng như đã phân tích là cơ cấu trong đó chủ yếu là nợ cịn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây cũng chính là cơ cấu
hợp lý đối với một trung gian tài chính. Cơ cấu vốn của Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2002 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn 390,3 856,6 1476,4 3261,3 3666,6 7211,5 5983 VCSH 40,3 50,7 121,7 144,9 645,7 1028,7 1030,4 VCSH/TV(%) 10,3 5,9 8,2 9,9 17,6 14,3 17,2 Nợ 337,2 481,1 813,2 1606,8 2410,9 5508,4 3460 Nợ/TV(%) 86,4 56,2 55,1 49,3 65,8 76,4 57,8
Nguồn: Báo cáo thường niên 2002 - 2008
Từ bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ nợ gấp khoảng 6 - 9 lần vốn chủ sở hữu tại Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ trong thời gian qua. Như vậy, cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu là khá hợp lý, tuy nhiên trong cơ cấu nợ lại có những bất hợp lý của nó. Có thể nhận thấy những nguồn có chi phí cao như nguồn nhận uỷ thác và vay các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ trong khi những nguồn có chi phí thấp và là nguồn cơ bản của Công ty như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng thấp.
Trên thế giới những nguồn vốn cơ bản mà Cơng ty Tài chính trong tập đồn huy động sử dụng là vay từ Công ty mẹ và các đơn vị trong tập đoàn hoặc phát hành giấy tờ có giá. Trong khi đó ở Việt Nam điều này thì ngược lại. Các nguồn huy động thơng qua uỷ thác và vay thường có chi phí cao do phải chịu lãi suất đầu ra của các trung gian tài chính. Với nguồn nhận uỷ thác thì Cơng ty Tài chính chỉ nhận được chủ yếu là phí uỷ thác. Có thể coi chi phí của nguồn uỷ thác là cao bởi đơn vị uỷ thác cho Cơng ty Tài chính nhằm đầu
tư hoặc cho vay thường yêu cầu một mức sinh lời lớn. Như vậy, trong cơ cấu nợ mà phần lớn là nguồn uỷ thác, nguồn vay nợ, còn nguồn nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng thấp hơn, đây chính là điểm bất hợp lý mà Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ cần phải có sự thay đổi trong thời gian tới.
2.2.2.3 Chi phí vốn
Chi phí vốn được hiểu là chi phí cơ hội của việc huy động vốn. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn ngoài các chỉ tiêu như quy mô và cơ cấu vốn huy động. Chi phí huy động vốn bao gồm các chi phí trả lãi, chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan, trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi phí vốn là căn cứ quan trọng để Công ty lựa chọn hình thức huy động. Vốn có chi phí thấp thường được ưa chuộng sử dụng hơn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Bảng 2.6: Chi phí huy động vốn của Cơng ty
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chi phí huy động (CPHĐ) 110,9 206,3 715,3 - Chi phí trả lãi (CPQL) 84,9 151,5 567,6
- Chi phí quản lý 26 54,8 147,7
CPTL/CPHĐ(%) 76,6 73,4 79,35
Nguồn: Báo cáo thường niên 2005-2007
Việc không được nhận tiền gửi dưới một năm đã làm cho Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ có chi phí huy động vốn cao hơn nhiều so với các Ngân hàng Thương mại. Đây cũng là một điểm hạn chế trong công tác huy động vốn của Công ty.
Nguồn vốn huy động tăng lên cùng với sự tăng lên của chi phí huy động cho thấy hiệu quả của hoạt động huy động vốn của Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ chưa cao. Điều này đặt ra cho Công ty áp lực là phải tìm cách giảm chi phí huy động. Do việc huy động vốn của Công ty đều là những nguồn có chi phí cao như nguồn uỷ thác và vay nợ các tổ chức tài chính nên Công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu nợ cho hợp lý, tăng cường sử dụng những nguồn có chi phí thấp. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng cần phải tiết kiệm chi phí quản lý. Muốn vậy, Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thuỷ cần tích cực hơn nữa trong việc đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình, cắt giảm các khoản chi phí khơng cần thiết, đồng thời phải quán triệt tinh thần tiết kiệm của cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.