thông tin cập nhật, chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
- Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên cơ sở phát huy vai trò giám sát nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về chiến lược chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục các ngân hàng thương mại từ đó đảm bảo cho sự khỏe mạnh của cả hệ thống ngân hàng.
- Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ có một ngân hàng đơn độc thì không khắc phục được. Cho nên, phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong công tác rủi ro tín dụng. Để làm được điều này, cần có công tác chỉ đạo trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước tới toàn hệ thống.
- Đưa ra quy chế để các đơn vị xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng, dựa trên hạng tín dụng để trích lập dự phòng rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là đơn vị điều tiết các chỉ tiêu, quản lý hoạt động của Chi nhánh. Việc định hướng của Vietinbank ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Chỉ tiêu kế hoạch là một trong những định hướng quan trọng của Ngân hàng Công thương đối với chi nhánh. Nó là mục tiêu của chi nhánh hoạt động trong cả một năm, đánh giá mức độ hoàn thành của chi nhánh. Trong giai đoạn trước, việc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao chỉ tiêu quá lớn cho chi nhánh đã khiến cho chi nhánh chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận mà nới lỏng việc
quản lý rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, việc giao chỉ tiêu phù hợp với tình hình kinh tế, tốc độ phát triển cũng như khu vực hoạt động của chi nhánh sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Ngoài chỉ tiêu về phát triển tín dụng, lợi nhuận, nguồn vốn, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên giao thêm các chỉ tiêu về việc kiện toàn mạng lưới, mô hình tổ chức.
- Là đơn vị quản lý chung rủi ro của toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Công thương cần đẩy mạnh việc cảnh báo rủi ro với toàn hệ thống, cảnh báo sớm đối với các ngành nghề lĩnh vực có nhiều rủi ro. Việc này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục, đảm bảo các chi nhánh có ứng xử kịp thời với diễn biến của thị trường.
- Xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ của hệ thống: là một tập đoàn kinh tế lớn, Vietinbank có rất nhiều thông tin về nhiều ngành nghề, lĩnh vực và nhiều khách hàng. Tuy nhiên, các chi nhánh vẫn có hệ thống thông tin riêng, tự thiết lập mà chưa có hệ thống thông tin chung, toàn diện, và được phép truy xuất với các mục tiêu chính đáng ( không lộ thông tin cạnh tranh nộ bộ).
- Hệ thống chấm điểm hiện tại của Vietinbank vẫn bao gồm rất nhiều bộ chỉ tiêu với các chỉ tiêu còn khá khó để thu thập được, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng, Vietinbank cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng một hệ thống thang bậc sát với tình hình thực tế hơn và phản ánh tốt hơn thực trạng của doanh nghiệp.
- Tăng cường việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là các khóa đào tạo cán bộ lãnh đạo về quản lý rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến. Trong giai đoạn 2008 – 2013, nền kinh tế Việt Nam liên tục có những diễn biến bất ổn đáng lo ngại như lạm phát tăng cao, sức mua suy giảm, tăng trưởng kinh tế thấp, hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong nước phá sản…. Tình trạng này xảy ra một phần chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công diễn ra tại Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên một phần cũng do khả năng điều hành nền kinh tế yếu kém của chính phủ và NHNN Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế bất lợi như vậy, hoạt động của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn và phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao hơn. Do đó, các NHTM cần tăng cường hoạt động quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho hoạt động của ngân hàng.
Thông qua luận văn thạc sỹ với đề tài “Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Láng – Hòa Lạc”, tác giả đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
1. Tác giả đã tổng hợp những lý luận cơ bản về quản lý rủi to tín dụng, chất lượng quản lý rủi ro tín dụng; các nội dụng, công cụ và mô hình quản lý rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng và các nhân tố tác động tới quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM.
2. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc trong giai đoạn 2010 - 2013, qua đó đánh giá được những thành tựu và hạn chế của hoạt động này, từ đó rút ra nguyên nhân của hạn chế.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc.
Bên cạnh đó, luận văn còn hạn chế chưa lượng hóa được chi phí của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc, từ đó chưa đưa ra được biện pháp để giảm thiểu chi phí quản lý rủi ro đồng thời giảm thấp rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, trong giới hạn thời gian và nguồn lực nghiên cứu, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phan Thị Thu Hà (2006), “ Rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam- cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”, Tạp chí Ngân hàng, (24), Tr.10-12.
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
6. Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản giáo dục, Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Láng – Hòa Lạc (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính Thực tiễn và
phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
9. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng,(Số chuyên đề), Tr.29-33.
10. Phan Minh Ngọc (2007), “ Nợ khó đòi trong ngành Ngân hàng Trung Quốc- Một số liên hệ với Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng, (2), Tr. 23-24.
11. Nguyễn Thị Kim Nhung (2006), “ Xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính góp phần giải phóng vốn đầu tư phát triển ở nước ra trong giai đoạn hiện nay”,
Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, (8), Tr.5-7,12.
12. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Tú (2011), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank, Hà Nội.