Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh láng – hòa lạc (Trang 29 - 99)

e. Sự phát triển của hệ thống thông tin của Chi nhánh.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quana. Môi trường kinh tế xã hộia. Môi trường kinh tế xã hội a. Môi trường kinh tế xã hội b. Các chính sách của nhà nước.

c. Sự cạnh tranh trong môi trường ngành

d. Sự phát triển của thông tin và hệ thống thông tin Quốc gia.

e. Công tác giao kế hoạch của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Nam. Nam.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK LÁNG –

HÒA LẠC

3.1 Định hướng hoạt động Vietinbank Láng – Hòa Lạc

3.1.1. Định hướng chung

•Tăng trưởng nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu: •Tăng trưởng tín dụng và đầu tư một cách an toàn, hiệu quả: •Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng:

•Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: •Đẩy mạnh công tác đào tạo:

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Chiến lược của Chi nhánh đối với mảng tín dụng trong thời gian tới là: phát triển an toàn, hiệu quả.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa LạcVietinbank Láng – Hòa Lạc Vietinbank Láng – Hòa Lạc

3.2.1. Nâng cao nhận thức về Quản lý rủi ro tín dụng.

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý rủi ro tín dụng.3.2.3. Nghiêm túc tuân thủ đúng quy trình, quy chế tín dụng nhằm 3.2.3. Nghiêm túc tuân thủ đúng quy trình, quy chế tín dụng nhằm 3.2.3. Nghiêm túc tuân thủ đúng quy trình, quy chế tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng.

3.2.4 Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng

3.2.5 Tăng cường công tác Kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng3.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 3.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

3.2.7. Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác

3.2.8. Đa dạng hóa sản phẩm, đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro

3.3 Kiến nghị.

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan.3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước.3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.

Luận văn “Nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong công tác tín dụng. Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, luận văn trung thành với kết cấu : hệ thống hóa lý luận; phân tích thực tiễn; nêu ra giải pháp cho 4 quá trình cơ bản quản lý rủi ro tín dụng là Nhận biết – Đo lường - Kiểm soát – Tài trợ rủi ro tín dụng. Qua đó, phần nào đã giải quyết được các vấn đề cơ bản theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Vấn đề nổi bật hiện nay mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG – HÒA LẠC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

Người hướng dẫn khoa học

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Vấn đề nghiên cứu

Một nền kinh tế hội nhập cao hơn là cơ hội cũng như thử thách lớn, sự hội nhập đưa lại nhiều cơ hội kinh doanh, thu hút nguồn đầu tư cũng như việc xuất nhập khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng đồng nghĩa với việc chịu sự tác động trực tiếp và toàn diện hơn của Kinh tế thế giới. Nếu như năm 1998, Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á có ảnh hưởng không nặng nền tới kinh tế Việt Nam thì cho đến hiện nay các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như Châu Á ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề tới nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Ngân hàng là 1 định chế tài chính trung gian lớn, có chức năng dẫn vốn trong nền kinh tế, chính vì vậy Ngân hàng cũng chịu tác động lớn, trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế. Việc lĩnh vực kinh doanh bất động sản đóng băng, kéo theo ngành xây dựng, sản xuất công nghiệp phục vụ xây dựng, thương mại các mặt hàng phục vụ xây dựng hết sức khó khăn, các khách hàng không trả được nợ và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao là vấn đề hết sức nan giản hiện nay.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc ( Vietinbank Láng – Hòa Lạc) là một trong 151 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Được thành lập dựa trên Phòng Giao dịch trên địa bàn Xuân Mai, Chi nhánh là một trong những Chi nhánh trẻ nhất trên địa bàn Hà Nội. Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã phát triển lên tới quy mô tương đương với các Chi nhánh Hà Tây ( Chi nhánh tỉnh Hà Tây trước kia) và nhỉnh hơn so với các Chi nhánh cũng được thành lập cùng thời điểm trên địa bàn Hà Tây cũ ( Chi nhánh Quang Trung, Chi nhánh Sông Nhuệ). Đến 31/12/2012 dư nợ Chi nhánh đạt gần 2.400 tỷ đồng, nguồn vốn đạt 1.200 tỷ đồng, mức thu dịch vụ 10 tỷ đồng.

Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu đi xuống cùng với khủng hoảng kinh tế chung của Thế giới, lạm phát cao, tiền VNĐ liên tục rớt giá, giá vàng, giá nguyên liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản

đóng băng kéo theo các ngành kinh tế khác như công nghiệp nặng, kinh doanh vật liệu xây dựng… Các doanh nghiệp phá sản, đình trệ sản xuất, lượng vốn đọng trong các công trình và các dự án đang dang dở là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp. Sức khỏe của Doanh nghiệp cũng là sức khỏe của Ngân hàng. Chỉ trong 2 năm 2011, 2012, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Láng – Hòa Lạc đã nỗ lực cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng các con số về tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, nợ được cơ cấu vẫn là các con số đáng báo động: Nợ nhóm 2, nợ xấu xấp xỉ 4%; nợ nhóm 1 tiềm ẩn rủi ro lên tới 20% tổng dư nợ kéo theo lợi nhuận sụt giảm, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ âm. Làm thế nào để vẫn tiếp tục phát triển được khách hàng và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là bài toán khó không chỉ ở góc độ Chi nhánh mà còn ở góc độ hệ thống và nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm tiếp tục phát triển tín dụng 1 cách an toàn hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp thiết nhằm củng cố tình hình kinh doanh một cách vững chắc trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục duy trì các khách hàng tốt và tìm kiếm, chọn lọc các khách hàng tốt trong giai đoạn lòng tin sụt giảm.

II. Mục tiêu nghiên cứu

1. Mục tiêu tổng quát:

Tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc.

2. Câu hỏi nghiên cứu:

- Hiện nay chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc?

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc.

III. Phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng n ghiên cứu: Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Láng – Hòa Lạc;

- Phạm vi nghiên cứu: Vietinbank Láng – Hòa Lạc giai đoạn 2010 -9/2013.

2. Cách thức thực hiện:

a. Khung lý thuyết.

- Nghiên cứu về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, và quan điểm về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng;

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý rủi ro tín dụng; b. Tài liệu, dữ liệu thu thập

- Tài liệu nội bộ:

+ Quy chế tổ chức và hoạt động Chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống NHCT;

+ Các quy trình, quy chế nội bộ về lĩnh vực tín dụng, các thông tin về mô hình tín dụng đang thực hiện.

+ Các thông tin về nhân sự, về việc phân công công việc. - Tài liệu bên ngoài:

+ Nội dung lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng.

+ Các mô hình rủi ro tín dụng hiện nay, và mô hình quản lý rủi ro tín dụng Vietinbank đang áp dụng, ý kiến và bình luận.

c. Các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: tổng hợp thông tin từ các văn bản pháp luật của Nhà nước, chính phủ, của Ngân hàng nhà nước thông qua các cổng thông tin điện tử. Các bài báo của các tạp chí có uy tín. Các thông tin trong nội bộ Vietinbank thông qua Phòng Khách hàng Vietinbank Láng – Hòa Lạc.

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn các Cán bộ, lãnh đạo mảng tín dụng tại chi nhánh về việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng và các bất cập theo ý kiến về các nội dung quản lý rủi ro tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc hiện nay.

3. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các mục lục, bảng biểu có liên quan, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng VietinBank Láng - Hòa Lạc

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng - Hòa Lạc.

CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về rủi to tín dụng

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng

1.1.1.1 Rủi ro

Có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi gây ra thiệt hại và có thể đo lường được. Trong lĩnh vực Ngân hàng, rủi ro được định nghĩa là: “Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định”.

Trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì vây, các nhà quản trị không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó.

1.1.1.2 Rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại). Riêng

đối với các Ngân hàng tại các nước đang phát triển như Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm xấp xỉ 80% thu nhập. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất của ngân hàng. P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:

Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hang cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.

Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995, page 107).

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Tuy các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán.

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.

- Đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh láng – hòa lạc (Trang 29 - 99)