THEO DÕI CẠNH TRANH.
1. Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng:
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu nhập và xử lý thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu các quy luật vận động và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ở một thời điểm nhất định để từ đó rút ra kết luận và hình thành những định hướng đúng đắn cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu việc nghiên cứu thị trường tốt nó sẽ giải đáp tốt các câu hỏi như: - Doanh nghiệp nên vào và có khả năng vào thị trường nào?
- Số lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra trên thị trường? - Chiến lược và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp?
- Để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần làm những gì và làm như thế nào?
- Nên tung sản phẩm của doanh nghiệp ra vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
Do vậy trong công tác nghiên cứu và tiếp thị nhà máy cần đi sâu vào một số vấn đề sau;
Nghiên cứu về đặc điểm hàng hoá.
Nghiên cứu về số lượng sản phẩm có trên thị trường.
Nghiên cứu và lập bảng thống kê về dân số, mức thu nhập, chi tiêu và thói quen hút thuốc của từng vùng.
a. Nghiên cứu về đặc điểm hàng hố:
Một hàng thuốc lá có một vài đặc thù gần giống với mặt hàng rượu, bởi vì thuốc lá cũng như rượu là thứ hay gây nghiện. Và ở Việt Nam chỉ có đàn ơng hút thuốc còn phụ nữ hầu như là không. Mà ảnh hưởng của người hút thuốc đối với người khơng hút là rất khó chịu, biết vậy nên nhiều khi những người hút thuốc rất ngại hút ở những nơi đông người. Do đó nếu nghiên cứu để sản xuất ra loại thuốc lá có mùi thơm dễ chịu để những người không hút cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều do việc những người hút thuốc gây ra cho họ. Và biết đâu sự hấp dẫn này lại lôi kéo được cả những người không hút vào cuộc.
- Đặc thù thứ hai của thuốc lá là nóng, nên hút thuốc vào mùa lạnh thì ấm lên ngược lại vào mùa hè càng thêm gây nóng. Nhưng đối với những người nghiện thuốc thì điều đó có ý nghĩa gì đâu. Tuy nhiên qua số liệu thống kê tình hình hút thuốc ở hai mùa là có sự khác nhau tức là vào mùa nóng lượng thuốc tiêu thụ có giảm hơn so với mùa lạnh. Ví dụ qua số liệu thống kê sau của nhà máy:
Biểu 13: Lƣợng tiêu thụ qua các tháng trong năm 2000-2001
(ĐV tính: tr.bao) Năm Tháng Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 2 Tháng 1
2000 11,3 14,7 17,5 21,6 23,3
2001 13,5 15,6 16,1 22,5 26,2
Vì vậy nhà máy có thể căn cứ vào đây để điều chỉnh mức sản xuất cho phù hợp với nhu cầu từng mùa của khách hàng.
b. Nghiên cứu về số lượng sản phẩm trên thị trường.
Theo số liệu của tổng công ty thuốc lá Việt Nam, lượng thuốc lá tiêu thụ ở Việt Nam năm 1996 là 1.053 tr.bao thuốc. Năm 1997 con số này đã tăng lên đến 1.274 bao. Và còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Bởi lượng cầu thuốc lá ở nước ta khơng ngừng tăng lên, ngun nhân chính là do số dân trong độ tuổi hút thuốc tăng lên. Theo lý thuyết thì ở Việt Nam mỗi năm số này tăng thêm 1,5 tr.người. Một lý do khác khiến lượng thuốc tiêu thụ tăng nhanh là thu nhập dân cư tăng lên và hút thuốc trở thành thói quen (nhất là trong giao tiếp) khơng dễ gì bỏ được trong sinh hoạt. Một nguyên nhân nữa là thuốc lá cuốn, thuốc lá vấn dần bị mai một nhường chỗ cho thuốc lá bao được sản xuất trên dây truyền cơng nghệ hiện có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp.
- Nói chung tình hình tiêu thụ thuốc lá của nhà máy thuốc lá Thăng Long ở miền bắc còn khá lớn. Và cũng xin nói lại rằng sự cạnh tranh của các nhà máy thuốc lá khác và thuốc lá nhập lậu không bao giờ để cho thị trường thuốc lá ở miền Bắc được yên tĩnh.