Ảnh hƣởng của nhà lãnh đạo đến văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hoá doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 61 - 66)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

2. Ảnh hƣởng của nhà lãnh đạo đến văn hóa doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Lãnh đạo doanh nghiệp có vai trị then chốt trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Doanh nghiệp. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty. Khi đó, doanh nghiệp mới phát huy được tiềm năng của mọi thành viên. Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo có sự liên kết mật thiết tới nhau. Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người xây dựng và phát triển nó. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo.

2.1. Ảnh hƣởng tích cực

Nhà lãnh đạo dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi đã được đưa ra của công ty mà quyết định các biểu tượng, ngôn ngữ, cách ứng xử, giao tiếp… trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu tư tưởng và tính cách của mình thơng qua:

- Tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên - Sử dụng các truyện kể, huyền thoại, tạo cảm hứng... - Xây dựng các chương trình lễ hội, kỷ niệm…

58

Có thể nói lãnh đạo giữ vai trị quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Bởi vì khi doanh nghiệp thay lãnh đạo mới, họ sẽ hình thành nên văn hóa doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.

Văn hóa lãnh đạo, quản lý là một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung, có những đặc thù về nội dung, cấu trúc và biểu hiện, xuất hiện như là sự tích hợp khơng thể tách rời của văn hóa với lãnh đạo, quản lý. Bản thân các khái niệm văn hóa, lãnh đạo và quản lý thường có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Văn hóa được coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm, quyết định bản sắc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.

Các nhà quản lý có quyền hạn để thực thi cơng việc. Nhưng nhà lãnh đạo lại đạt được các mục tiêu của họ thơng qua ảnh hưởng có được từ niềm tin của những người khác, nhờ khả năng chun mơn, hiểu tình cảm hoặc khó khăn của người khác.

Nhà lãnh đạo là những người tự nhận lấy vai trị của mình. Họ định hướng cho những người đi theo khi các quy trình có sẵn khơng đem lại hiệu quả, hoặc khi khơng có quy trình nào hay khi xuất hiện những cơ hội chưa từng biết đến. Ở cấp độ vĩ mô, nhà lãnh đạo luôn sống trong một thế giới bất ổn, nhiệm vụ của họ là hướng dẫn người khác đi theo khi những người này khơng biết phải làm gì hoặc mất phương hướng trong những môi trường biến đổi nhanh chóng, đột ngột... Các nhà lãnh đạo, quản lý đóng vai trị quan trọng trong q trình hình thành và phát triển văn hóa lãnh đạo, quản lý của tổ chức.

Văn hoá quản lý là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin, chuẩn mực đặc trưng của một tổ chức, với những biểu trưng vật chất và tinh thần khác nhau của chúng, được mọi thành viên của tổ chức chấp thuận, quy định và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Văn hoá quản lý của một tổ chức bị quy định bởi nhiều yếu tố khác nhau như đặc trưng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, văn hố dân tộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, các yếu tố tâm lý - xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế... Văn hóa quản lý là một biểu hiện sinh động trong hệ thống đa dạng của đời sống văn hóa.

Văn hố lãnh đạo là hệ thống những chuẩn mực, ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, với những biểu trưng khác nhau, được hình thành trong tổ chức, được

59

các chủ thể tham gia quá trình lãnh đạo cùng đồng thuận, tạo nên phong cách lãnh đạo độc đáo của mình và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn đến cách thức hành động của toàn bộ thành viên trong tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Văn hóa lãnh đạo, quản lý có vai trị to lớn trong việc thúc đẩy, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, cũng như hiệu quả tổ chức, vận hành hệ thống nhằm hạn chế một cách có hiệu quả các tác động tiêu cực của biến đổi xã hội. Văn hố lãnh đạo, quản lý góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội; nó có khả năng làm "mềm hố", làm dịu những căng thẳng xã hội khơng cần thiết.

Văn hố lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới tổ chức đạt hiệu quả cao, thúc đẩy sự sáng tạo và nhạy bén với cái mới; nâng kinh nghiệm, sự trải nghiệm lên thành quy tắc đối nhân xử thế trong hoạt động, khái quát hóa thành hệ thống giá trị, chuẩn mực, triết lý lãnh đạo, quản lý. Văn hoá lãnh đạo, quản lý có vai trị to lớn trong việc khắc phục bệnh quan liêu của thiết chế xã hội và phong cách hoạt động xã hội lạc hậu, góp phần thúc đẩy q trình dân chủ hóa xã hội...

Văn hố tổ chức, theo Smircich (1983), được xác định như chất keo, như chuẩn mực xã hội kết nối cả tổ chức lại với nhau. Văn hoá tổ chức thể hiện giá trị hay những ý tưởng xã hội và những niềm tin mà các thành viên cùng chia sẻ. Những giá trị và niềm tin được thể hiện thông qua các biểu tượng, tập tục, nghi lễ, truyện truyền miệng. Theo cách hiểu này, thành tố trung tâm của văn hoá tổ chức là những giá trị và niềm tin được chia sẻ giữa các thành viên được thể hiện qua hành vi của tổ chức.

Nói đến văn hóa tổ chức/cơng ty không thể tách rời việc thảo luận về vai trò và chức năng của người lãnh đạo tổ chức hay cơng ty. Các nhà nghiên cứu về văn hóa tổ chức/cơng ty thường chia ra sáu mơ hình văn hóa chính dựa trên vai trị của nhà lãnh đạo:

- Văn hóa quyền lực: đặc trưng chính của mơ hình này là thủ trưởng cơ quan nắm quyền lực hầu như tuyệt đối. Thái độ của tổ chức mang định hướng quyền lực thường có thái độ tấn cơng đối với các tổ chức khác, “nhẹ” nhất là “thu mua” hay “sáp nhập”. Các nhân viên trong tổ chức này thường có biểu hiện

60

tham vọng quyền lực cao, thậm chí có thể hi sinh lợi ích kinh tế để được... ngồi lên đầu thiên hạ.

- Văn hóa gương mẫu: vai trị chính của lãnh đạo trong mơ hình tổ chức này là làm gương cho cấp dưới noi theo. Nói cách khác, lãnh đạo thường phải là một nhân vật có tầm cỡ về tài năng và đức độ, được mọi người sùng bái, kính phục. Các nhân viên thường chú trọng đến qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc.

- Văn hóa nhiệm vụ: vai trị người lãnh đạo khơng quá quan trọng như trong hai mơ hình nêu trên. Chức vụ trong tổ chức theo mơ hình này dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bố quyền lực. Các nhân viên thường được phân bố làm việc trong những nhóm xuyên chức năng tùy theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao.

- Văn hóa chấp nhận rủi ro: vai trò của người lãnh đạo là khuyến khích các nhân viên làm việc trong tinh thần sáng tạo, dám nhận lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp với quyền lợi chung của tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên.

- Văn hóa đề cao vai trò cá nhân: trong các tổ chức nghiên cứu, có tính học thuật cao, như trường đại học hay các bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) của các cơng ty lớn, vai trị của từng cá nhân tương đối có tính tự trị cao. Do đó vai trị của người lãnh đạo là khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và khơng có thái độ phơ trương quyền uy đối với họ.

- Văn hóa đề cao vai trị tập thể: vai trị của người lãnh đạo được hòa tan và chia sẻ cho một nhóm người theo kiểu bộ tộc, hội đồng kỳ mục, băng nhóm, bang hội... Dĩ nhiên, khi biết sử dụng sức mạnh của tập thể để hoàn thành các mục tiêu riêng của mình, người lãnh đạo trở thành “nhà độc tài” trong mơ hình văn hóa quyền lực.

Người lãnh đạo tạo ra bầu khơng khí làm việc thích hợp. Yếu tố quan trọng nhất ngự trị bầu khơng khí trong tổ chức là mối quan hệ qua lại giữa các thành viên cởi mở, tin tưởng, dung hồ, bình đẳng, vị tha. Người lãnh đạo có thể khuyến khích hình thành những mối quan hệ đồng nghiệp chân thành giữa các thành viên thông qua quan hệ giao tiếp hàng ngày.

61

Nghiên cứu của Scott & Bruce (1994) phát hiện ra rằng hành vi của lãnh đạo dự báo bầu khơng khí sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Nghiên cứu chỉ ra rằng tương tác giữa người lãnh đạo và người dưới quyền càng cao thì bầu khơng khí đổi mới càng nhiều. Akkermans (2008) cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo, bầu khơng khí tổ chức và tính sáng tạo của tổ chức. Lãnh đạo, thông qua việc xây dựng bầu khơng khí tổ chức phù hợp có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới trong tổ chức. Ngược lại, lãnh đạo có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tính sáng tạo của tổ chức khi tạo ra bầu khơng khí căng thẳng, nghi ngờ, lo ngại thất bại trong tổ chức.

2.2. Ảnh hƣởng tiêu cực

Nếu các nhà lãnh đạo giao tiếp kém với nhân viên có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng "xấu" đến văn hố doanh nghiệp. Vì vậy các cơng ty ln phải đảm bảo rằng tất cả các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao ln phải duy trì sự giao tiếp với nhân viên để truyền những tầm nhìn, định hướng, mục tiêu của cơng ty.

Một doanh nghiệp có nền văn hố tiêu cực có thể là do doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế quản lí cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền, hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra khơng khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối giới lãnh đạo. Đó cũng có thể là một doanh nghiệp khơng có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên ngồi quan hệ cơng việc mà là tập hợp hàng nghìn người hồn tồn xa lạ, chỉ tạm dừng chân ở công ty. Người quản lí chỉ phối hợp các cố gắng của họ và dù thế nào cũng sản xuất được một thứ gì đó, nhưng niềm tin của người làm cơng vào doanh nghiệp thì khơng hề có.

Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm tin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của doanh nghiệp đó. Cơng việc xác định phần lớn cuộc đời của một nhân viên. Bởi vậy, nếu mơi trường văn hố ở cơng ty khơng lành mạnh, khơng tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lí làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của tồn cơng ty.

Chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp khơng chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh đạt hiệu quả, mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp

62

đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hoá doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)