Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng bán buôn nguồn vốn của ngân hàng BIDV (Trang 25 - 27)

Từ thực trạng triển khai thực hiện của hai dự án: Dự án TCNT I (đã hoàn tất giai đoạn giải ngân) và Dự án TCNT II (đang triển khai) có thể rút ra những kết quả chung nhất đã đạt được là:

- Đây là loại hình kinh doanh ngân hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam. Điều này được minh chứng qua tổng số vốn ODA được giải ngân với những tác động tích cực về kinh tế và xã hội. Thể hiện ở số lượng dự án tăng liên tục trong vòng 10 năm qua với số vốn tài trợ khoảng 800 triệu USD. Dự án Tài chính nơng thơn I - WB đã hồn tất giai đoạn giải ngân và đã đạt được hầu hết các mục tiêu và chỉ số hoạt động đặt ra ban đầu.

- Hoạt động ngân hàng bán buôn cho phép tài trợ cho các hoạt động kinh tế thuộc hầu hết các ngành, các lĩnh vực và trên mọi địa bàn toàn quốc. Hiện tại đã đầu tư tới 53/64 tỉnh, thành phố cả nước. Dự kiến đến năm 2005, vốn tín dụng bán bn sẽ đến tồn bộ các tỉnh trong nước.

- Các dự án bán bn nói chung khơng có nợ q hạn từ các PFI đến ngân hàng bán buôn. Nợ quá hạn từ người vay cuối cùng tới các PFI/MFI ở mức từ 2-5%, tức trong ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Là một trong những kênh hữu hiệu để tiếp nhận sự trợ qiúp quốc tế về vốn, chính sách kinh tế, chun mơn nghiệp vụ, cơng nghệ quản trị ngân hàng hiện đại vận hành trong một nền kinh tế thị trường. Đi liền với các khoản tín dụng phát triển, các tổ chức tài chính tham gia đều nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và vật chất để củng cố năng lực thể chế thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thể chế, việc trang bị xe ô tô, hệ thống thông tin quản lý, phương pháp quản trị điều hành theo thơng lệ quốc tế..Tình hình tài chính và hoạt động của tất cả các PFI/MFI được củng cố và phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới. Các chỉ số hoạt động theo khung CAMEL của tất cả các PFI/MFI có xu hướng được cải thiện rõ rệt.

- Hoạt động ngân hàng bán buôn đã bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn đáng kể (khoảng 800 triệu USD), gần bằng vốn tự có của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (1,07 tỉ USD). Với thời hạn vay 20 năm, nguồn vốn này có thể được tính vào vốn cấp II của hệ thống ngân hàng. Như vậy, hoạt động ngân hàng bán bn có khả năng nâng cao năng lực thể chế của hệ thống ngân hàng thương mại.

- Số lượng các định chế tài chính tham gia bán lẻ ngày càng tăng. Tính đến thời điểm 30/6/2006, tổng số các định chế tài chính tham gia bán lẻ cho các dự án tín dụng ODA là 22. Trong đó Dự án Tài chính nơng thơn I đã bán buôn qua 7 ngân hàng thương mại. Dự án Tài chính nơng thơn II hiện đã lựa chọn được 22 định chế tài chính tham gia và dự kiến con số này sẽ là 24 vào cuối năm 2006.

- Khả năng sinh lời của loại hình kinh doanh này là rất cao đối với ngân hàng bán buôn. Xin lấy một ví dụ: SGD III - NHĐT&PTVN có 85 cán bộ, chiếm 1% tổng số cán bộ của NHĐT&PTVN trong năm 2006 làm ra lợi nhuận bằng 20% lợi nhuận của NHĐT&PTVN. Đây là loại hình đầu tư trực tiếp sinh lời cho nên có thể tự đảm bảo khả năng trả nợ nước ngồi. Trong thời gian qua, khơng có nợ quá hạn từ các PFI/MFI đối với ngân hàng bán bn.

- Hoạt động ngân hàng bán bn đã đóng góp tích cực trong cải thiện điều kiện sống tại các khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Riêng Dự án Tài chính nơng thơn I đã tài trợ cho 243.000 hộ nông dân, 740 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra khoảng 2.954 việc làm trực tiếp trong các doanh nghiệp, vượt xa so với thiết kế dự án là tài trợ cho khoảng 50.000 món vay.

- Các báo cáo đánh giá tác động kinh tế xã hội của các dự án tín dụng bán bn cho thấy nguồn vốn bán bn đã có tác động tích cực lên q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn của Việt nam, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo tới dịch vụ tài chính chính thức.

- Sau 10 năm triển khai hoạt động ngân hàng bán buôn tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đã dần quen với khái niệm ngân hàng bán buôn và cơ chế hoạt động ngân hàng bán buôn. Ngân hàng Nhà nước và NHĐT&PTVN đã đào tạo được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và bước đầu làm chủ nghiệp vụ ngân hàng bán buôn. Hơn nữa, qua việc triển khai thành cơng các dự án tín dụng bán bn, ngành Ngân hàng đã tạo lập được uy tín nhất định đối với cộng đồng tài trợ quốc tế. Đây sẽ là tiền đề để mở rộng và phát triển hoạt động ngân hàng bán bn, góp phần tích cực vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Các báo cáo đánh giá tác động của dự án đều cho thấy nguồn tín dụng bán bn đã có tác động xã hội một cách tích cực. Thể hiện ở số người đứng tên vay và công ăn việc làm của phụ nữ trong gia đình tăng lên; Việc học hành của trẻ em thuộc các hộ vay vốn được quan tâm hơn nhờ cải thiện được thu nhập; Chất lượng cuộc sống gia đình tăng lên.

- Các báo cáo cũng cho thấy các dự án tín dụng bán bn đều quan tâm một cách đúng mức tới tác động môi trường trong đầu tư tín dụng bán bn. Các dự án đều có hướng dẫn đánh giá tác động mơi trường nên đã làm cho ngân hàng cũng như người vay ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề an tồn mơi trường.

Tóm lại: Với việc triển khai đồng bộ và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu của Dự án,

Dự án Tài chính nơng thơn đặc biệt là Dự án II được NHTG đánh giá là Dự án có tiến độ giải ngân nhanh và có hiệu quả nhất trong số các dự án do NHTG tài trợ tại Việt Nam và đáp ứng tất cả các tiêu chí về quản lý và thực hiện Dự án.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng bán buôn nguồn vốn của ngân hàng BIDV (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)