HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần thiết bị thực phẩm (Trang 35 - 38)

1.Trƣờng hợp sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dƣỡng.

Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt, mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mơ sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.

Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau:

Nợ các TK liên quan(627,641,642...)

Có các TK chi phí (111,112,152,214,334...) * Trường hợp th ngồi:

Nợ các TK tập hợp chi phí(627,641,642...) Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK chi phí(111,112,331,...)- Tổng số tiền phải trả hoặc đã trả.

2.Trƣờng hợp chi phí sửa chữa lớn, mang tính phục hồi.

Sửa chữa lớn, mang tính phục hồi là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu khơng thay thế, sửa chữa thì tài sản cố định sẽ khơng hoạt động được hoặc hoạt động khơng bình thường. Chi phí để sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngồi kế hoạch. Tồn bộ chi phí sửa chữa được tập hợp riêng theo từng cơng trình, sau khi hồn thành được coi như một khoản chi phí theo dự tốn và sẽ được đưa vào chi phí phải trả( nếu sửa chữa theo kế hoạch)hay chi phí trả trước ( nếu sửa chữa ngoài kế hoạch)

Việc hạch tốn q trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành như sau:

2.1.Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng cơng trình:

- Nếu thuê ngoài:

Phản ánh số tiền phải trả theo Hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hồn thành cơng trình sửa chữa bàn giao:

Nợ TK 241(2413): Chi phí sửa chữa thực tế Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng - Nếu do doanh nghiệp tự làm:

Nợ TK 241(2413): Chi phí sửa chữa thực tế Có cácTK chi phí(111,112,152,214,334...)

2.2.Kết chuyển giá thành cơng trình sửa chữa khi hồn thành:

Tuỳ theo tính chất sửa chữa,sau khi cơng việc sửa chữa hồn thành, kế toán sẽ kết chuyển tồn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp:

Nợ TK 335:Giá thành sửa chữa trong kế hoạch

Nợ TK 241: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch ( nếu lớn) hoặc

Nợ TK liên quan(627,641,642): Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch( nếu nhỏ) chỉ liên quan đến 01 năm tài chính.

Có TK 241(2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.

3.Trƣờng hợp sửa chữa nâng cấp.

Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của tài sản cố định như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của tài sản cố định. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng cơng trình qua tàI khoản 241(2413). Khi cơng trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định bằng bút toán(

khơng phân biệt sửa chữa trong hay ngồi kế hoạch)

Nợ TK 211: Nguyên giá( giá thành sửa chữa thực tế) Có TK 241(2413): Giá thành thực tế cơng tác sửa chữa.

Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn( nếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu) tương tự như các trường hợp khác.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TÀI SẢN CỔ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần thiết bị thực phẩm (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)