Quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tín dụng nhà nước

Một phần của tài liệu Hãy trình bày tiến trình phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở việt nam qua các thời kỳ (Trang 30 - 32)

- Phân cấp phải thể hiện được sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật gắn với đổi mới cơ chế và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở.

- Đối với những vấn đề đã phân cấp, chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; các bộ, ngành trung ương có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc trái với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

* Bên cạnh những quan điểm chủ đạo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ, những giải pháp trong Đề án phân cấp này còn lưu ý thêm một số điểm sau:

- Xác định lại nội hàm của khái niệm quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, trên cơ sở đó loại bỏ những nhiệm vụ mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện hoặc không nhất thiết phải quản lý.

- Chỉ lưu ý chủ yếu đến phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho các cấp chính quyền. Việc phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị nào là hoàn tồn do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương quyết định.

- Cùng với phân cấp phải đặc biệt chú ý đến cơ chế phối hợp giữa các cấp cũng như giữa các cơ quan đồng cấp để đảm bảo thực hiện phân cấp một cách có hiệu quả.

- Đặc biệt chú ý đến điều kiện và khả năng hiện tại ở từng cấp, trên cơ sở đó có thể thực hiện Đề án phân cấp theo từng bước, tương ứng với đổi mới bộ máy tổ chức và cán bộ ở từng cấp.

3.1. Quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tín dụng nhà nước nước

Việc đổi mới quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tín dụng nhà nước hiện đang được nghiên cứu và thể hiện trong một Nghị định của Chính phủ

về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước, trong đó vấn đề cơ bản nhất là đổi mới các tiêu thức phân loại dự án, tạo cơ sở cho phân cấp quản lý dự án.

*) Thẩm tra dự án

Cơ sở quan trọng cho việc phân cấp trong thẩm tra dự án là phương thức phân loại các dự án. Hiện nay cách phân loại đang dự kiến đổi mới, như vậy phân cấp thẩm tra sẽ được thay đổi tương ứng.

Tuy vậy cũng cần cân nhắc thêm một số nội dung sau:

-Xem xét lại việc phân loại các dự án, phân cấp quản lý chủ yếu theo tính chất và ảnh hưởng của dự án, khả năng của ngân sách chứ không nên theo quy mô tổng vốn dự án. -Loại bỏ các dự án mang tính kinh doanh sử dụng nguồn ngân sách hoặc tín dụng nhà nước.

Trong cơng tác thẩm quyền cho phép đầu tư:

- Dự án đặc biệt quan trọng quốc gia: phải được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư;

- Dự án quan trọng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư;

- Các dự án khác của các bộ, ngành phải có ý kiến thoả thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh về địa điểm và quy hoạch xây dựng;

- Các dự án vào khu công nghiệp, khu đô thị đã được người có thẩm quyền cho phép thành lập và đầu tư cơ sở kết cấu hạ tầng thì Ban quản lý khu cơng nghiệp hoặc Khu đô thị cho phép đầu tư;

- Các dự án của doanh nghiệp nhà nước đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phải được Uỷ ban nhân dân địa phương nơi thực hiện đầu tư xem xét chấp nhận về địa điểm và giao đất. Thẩm quyền xem xét chấp nhận địa điểm và giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

-Dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm tra báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để xem xét quyết định chủ trương đầu tư theo Quy chế làm việc của Quốc hội;

-Dự án quan trọng do các Bộ (đối với các dự án do các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư) và Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với các dự án do các đơn vị trực thuộc tỉnh, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thực hiện đầu tư trên địa bàn của tỉnh làm chủ đầu tư) thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư;

- Các dự án khác Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm tra để thoả thuận địa điểm và giao đất xây dựng;

- Dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu đô thị không thuộc diện trên do Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu đô thị tổ chức thẩm tra và cho phép đầu tư

Một phần của tài liệu Hãy trình bày tiến trình phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở việt nam qua các thời kỳ (Trang 30 - 32)