Quản lý đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Hãy trình bày tiến trình phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở việt nam qua các thời kỳ (Trang 32 - 33)

Ban hành văn bản pháp luật về đầu tư nước ngồi

Chỉ có Nhà nước Trung ương có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài.

Ban hành danh mục thu hút đầu tư nước ngoài và xúc tiến đầu tư

Tiếp tục duy trì quy định hiện hành: các địa phương ban hành danh mục thu hút đầu tư nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

Cấp, thu hồi giấy phép đầu tư và quản lý, kiểm tra và giám sát dự án

+ Cho phép nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh giống như đối với các nhà đầu tư tư nhân trong nước (ngoại trừ một số ít ngoại lệ theo quy định của pháp luật).

+ Không sử dụng quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm để cản trở hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

+ Xác định một số lĩnh vực cấm đối với đầu tư nước ngoài (giống đầu tư trong nước và một số quy định riêng). Xác định một số điều kiện kinh doanh đối với một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (giống đầu tư trong nước và một số quy định riêng), điều kiện kinh doanh này được Trung ương quy định thống nhất trong toàn quốc.

+ Việc cấp giấy phép đầu tư chỉ cần thiết đối với các dự án có ảnh hưởng gián tiếp đến an ninh, quốc phòng hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân. (ví dụ: dự án về hàng khơng, cảng biển; dự án về giáo dục, y tế,..)

+ Không sử dụng quy mô vốn như một tiêu thức để phân cấp quản lý giữa Trung ương và điạ phương mà sử dụng tiêu thức tính chất dự án và diện tích đất sử dụng cho dự án (giống như ở đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước). Phân cấp giữa cấp Trung ương và cấp tỉnh đối với việc cấp giấy phép đầu tư theo tiêu thức tính chất dự án dựa vào phạm vi ảnh hưởng của dự án trên địa bàn của tỉnh hay toàn quốc.

Một phần của tài liệu Hãy trình bày tiến trình phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở việt nam qua các thời kỳ (Trang 32 - 33)