Xuất ban hành hoặc điều chỉnh các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Hãy trình bày tiến trình phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở việt nam qua các thời kỳ (Trang 34 - 37)

* Một số kiến nghị sửa đổi Nghị định 52/CP và Nghị định 12/CP

-Tiếp tục thực hiện việc tăng cường phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư.

- Sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính trong chuẩn bị đầu tư, cấp vốn đầu tư, thực hiện đầu tư... để đơn giản hố q trình này.

- Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư đi đơi với các chế tài, hình phạt áp dụng cho chủ đầu tư nếu vi phạm.

- Bổ sung một chương về các chế tài, hình phạt, quy định rất cụ thể các hình thức kiểm tra, thanh tra và mức phạt đối với từng khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. * Về phân cấp trong đầu tư

Để tăng cường phân cấp trong đầu tư, cần giảm tiêu chuẩn đối với các dự án nhóm A thuộc vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt ở cấp Thủ tướng Chính phủ. Tuỳ tình hình cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương; tuỳ theo các lĩnh vực mà có thể phân cấp cho bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định đầu tư. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định các dự án liên quan đến bảo vệ an ninh quốc phịng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, các dự án công nghiệp rất lớn.

Tương tự, cũng theo nguyên tắc trên, có thể phân cấp, uỷ quyền quyết định và phê duyệt dự án đầu tư thuộc nhóm B cho các cấp thấp hơn.

Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 được quyền quyết định đầu tư tất cả các dự án thuộc nhóm B, C do Tổng cơng ty quản lý. Chủ tịch UBND huyện được quyền quyết định đầu tư tất cả các dự án nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt nếu dự án sử dụng ngân sách huyện. Chủ tịch UBND xã được quyền quyết định đầu tư tất cả

các dự án nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt nếu dự án sử dụng ngân sách xã.

Tiếp tục phân cấp về thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và thẩm quyền quyết định kết quả đấu thầu... Nguyên tắc cũng như trường hợp trên.

- Về quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Cần đổi mới tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng theo hướng giảm số cấp kiểm tra, xem xét quyết định đầu tư. Chỉ nên giữ lại 2 cấp gồm cấp chủ đầu tư và cấp quyết định đầu tư.

- Bổ sung, sửa đổi về phân cấp trong quyết tốn cơng trình đầu tư:

Các dự án đầu tư do Thủ tướng quyết định thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt (trừ các dự án quan trọng do Quốc hội trực tiếp phê duyệt). Các dự án khác, cấp nào ra quyết định đầu tư thì cấp đó phê duyệt quyết tốn.

- Bổ sung, sửa đổi về trách nhiệm của người phê duyệt dự án:

Quy định trách nhiệm của người phê duyệt dự án đầu tư nếu để xảy ra tình trạng đẩy dự án lên cao hơn mức qui định, tạo sơ hở cho hành vi tham nhũng thì người phê duyệt phải chịu trách nhiệm nếu hiện tượng xảy ra không do nguyên nhân khách quan.

- Bổ sung, sửa đổi về tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho chủ đầu tư:

Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư, coi chủ đầu tư là đại diện duy nhất của nhà nước làm chủ dự án; do đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm tồn bộ về dự án. Nên phân cấp cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết, bản vẽ thi công, và dự tốn các hạng mục cơng trình, phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được duyệt.

- Bổ sung, sửa đổi việc thành lập các ban quản lý dự án:

Các cơng trình đầu tư xây dựng thi cơng với thời gian dài, vốn đầu tư lớn (các cơng trình nhóm A và B) nhất thiết phải thành lập ban quản lý dự án riêng, tách rời khỏi cơ quan sau này sẽ sử dụng cơng trình. Quy định các tiêu chí đối với từng loại cán bộ trong ban quản lý dự án, trước hết là trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Bổ sung điều khoản về năng lực của giám đốc các dự án đầu tư : Phải có quy định tiêu chuẩn của giám đốc dự án đầu tư.

- Bổ sung, sửa đổi nguyên tắc quản lý đấu thầu và chỉ định thầu trong đầu tư và xây dựng; về trách nhiệm của nhà thầu xây dựng:

Nên có quy định các điều khoản rất cụ thể đối với các cơng trình được phép chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, tăng mạnh số dự án phải qua đấu thầu và phải đấu thầu công khai.

Cũng nên điều chỉnh một số quy định nhằm giảm mạnh sự can thiệp của Nhà nước vào công tác đấu thầu, phân cấp nhiều hơn cho chủ đầu tư...

- Bổ sung, sửa đổi về thiết kế và đấu thầu thiết kế: Để quản lý chặt chẽ khâu thiết kế, trong Nghị định mới cần phải quy định một loạt các tiêu chí cụ thể làm cơ sở thẩm định.

- Bổ sung điều khoản về giám sát cơng trình để đảm bảo chất lượng cơng trình: Để chống tình trạng nhà thầu khơng thực hiện đúng cam kết nhận thầu, cần đưa vào Nghị định mới các điều khoản quy định trách nhiệm người giám sát cơng trình.

- Tăng cường tính minh bạch trong đầu tư và xây dựng: Tăng cường tính minh bạch trong cơng tác đầu tư và xây dựng bằng việc bổ sung điều khoản quy định cơng khai hố nội dung các dự án đầu tư, từ việc ai ra quyết định đầu tư, ai là chủ đầu tư, đến tổng dự toán, tổng quyết toán, kết quả nghiệm thu, đánh giá cơng trình. Mọi người dân đều có quyền tiếp cận các thơng tin này, trước hết là các dự án bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở nội dung cụ thể của đề án phân cấp với những lộ trình cụ thể cần xác định những đề xuất đổi mới bộ máy tổ chức ngành kế hoạch và đầu tư, nhất là những giải pháp về đổi mới cơ cấu bộ máy, đổi mới đội ngũ cán bộ và cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Trong thời gian trước mắt, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở những nội dung phân cấp đã được cấp có thẩm quyền quyết

định. Việc đổi mới tổ chức bộ máy sẽ được thực hiện theo nguyên tắc chỉ hình thành bộ phận mới ở Sở Kế hoạch và Đầu tư khi mà địa phương đó thực sự có nhu cầu. - Hình thành Phịng Kế hoạch hoặc bổ sung cán bộ làm công tác kế hoạch trong Phịng Tài chính và Kế hoạch tại những huyện thực sự có nhu cầu để đáp ứng được những địi hỏi mới từ q trình phân cấp.

Một phần của tài liệu Hãy trình bày tiến trình phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở việt nam qua các thời kỳ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)