MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần XNK thủy sản quảng ninh (Trang 31 - 33)

1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ

doanh nghiệp.

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan:

- Do chính sách vĩ mơ của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác.

- Do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mơ như lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được q trình tiêu thụ nhanh, tăng vịng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.

- Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thốt vật tư hàng hố trong q trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Tổng kết :

Quản trị vốn lưu động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ khai thác, sử dụng, quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu động là việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu và quản trị hàng tồn kho.

Việ quản trị vốn lưu động của công ty thực hiện trên 3 mục tiêu :

Thứ nhất: Xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Thứ hai: Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất

kinh doanh.

Thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Việc thành công hay thất bại của một doanh nghiệp ko chỉ phụ thuộc vào việc quản trị vốn lưu động nhưng quản trị vốn lưu động lại là yếu tố ban đầu để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Vì vậy, để đạt được thành công trong công việc kinh doanh công ty cần chú trọng nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị vốn lưu động.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần XNK thủy sản quảng ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)