V dụ ển nh: Phịng Chống bn lậu và xử lý vi phạm Của Cục Hải quan
2.2.2.4 Hợp tác với Hả q un nước bạ n, với các ban ngành, Doanh nghiệp và quần úng u tranh chống loại hình GLTM này
- Hợp tác Bộ Cơng ương v Bộ Tài chính
Tháng 11/2010, Bộ Cơng Thương và Bộ Tài chính ( Tổng cục Hải Quan ) đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác và hỗ trợ trong lĩnh vực kiểm tra xuất xứ hàng hóa giữa Bộ Cơng Thương và Bộ Tài chính. Thỏa thuận này thể hiện một sự
chuyển biến cơ bản trong nhận thức về hợp tác và phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc thực hiện các mục tiêu chung của Chính phủ. Cơng tác trao đổi thơng tin về C/O giữa 2 bộ cũng được triển khai thường xuyên, hiệu quả, đ c biệt trong một số lĩnh vực liên quan đến những vụ việc nảy sinh từ việc kiểm tra, cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với những lơ hàng nhập khẩu có sử dụng C/O Mẫu D, Mẫu E và Mẫu S thời gian qua. Một trong những biện pháp trọng tâm hai Bộ mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm tới là việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra C/O cho công chức hải quan. Trước khi có thỏa thuận này, Bộ Cơng Thương đã phối hợp với Trung tâm đào tạo cán bộ Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức các khóa học chuyên đề về quy tắc xuất xứ để đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Hải quan thuộc các chi cục Hải quan tại các cửa khẩu, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Việc ký kết thỏa thuận mở ra cơ sở cho hai bên có cơ chế hợp tác, phối hợp ch t chẽ để cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao. Các nội dung hợp tác tập trung vào việc tăng cường công tác kiểm tra và điều tra xác minh xuất xứ, các biện pháp chống gian lận xuất xứ; tăng cường xây dựng năng lực, hiểu biết về quy tắc xuất xứ cho công chức hải quan; thúc đẩy sự phối hợp cơng việc nhanh chóng, hiệu quả, trao đổi số liệu nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả cơng tác phịng chống gian lận xuất xứ.
- Hợp tá vớ Hả qu n quố t
Để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh an toàn Quốc gia, Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO,.v.v.
Ngày 1 tháng 7 năm 1993, Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Sau khi trở thành thành viên của WCO, Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước KYOTO về Đơn giản hố và Hài hồ hố Thủ tục Hải quan (Năm 1997), Công ước Hài hồ Mơ tả và Mã hố Hàng hố (Cơng ước HS) (Năm 1998). Từ năm 2000 đến nay, Hải quan Việt Nam đã và đang tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để tham gia Công ước KYOTO Sửa đổi.
Hải quan Việt nam tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng Chương trình Cắt giảm Thuế quan có hiệu lực chung CEPT, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng danh mục biểu thuế Hài hồ ASEAN, phối hợp thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội về các vấn đề có
liên quan đến Hải quan. Hải quan Việt Nam đã liên kết hợp tác với nhiều tổ chức hải quan các nước và nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía họ.
Cơ quan chống gian lận thương mại của EU (O AF) đã có một số cảnh báo về hiện tượng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá giả từ Việt Nam. Khi nhận được các lời cảnh báo, Hải quan Việt Nam và VCCI đã lập mạng lưới trao đổi thông tin nhằm phát hiện sớm và kịp thời những trường hợp gian lận bằng cách gửi giữ liệu C/O cấp hàng ngày cho phía đối tác. Nhờ đó, khi hàng hố chưa đến nơi nhưng hải quan của nước nhập khẩu đã có đầy đủ dữ liệu về các lô hàng. Khi nhà nhập khẩu đến xuất trình bộ hồ sơ nhập khẩu để làm thủ tục thơng quan, hải quan nước nhập khẩu có thể dễ dàng nhận ra ngay là bộ hồ sơ đó có hợp pháp và hợp lệ hay khơng. Bên cạnh đó, để đảm bảo, Hải quan cũng yêu cầu DN đánh bằng chữ về số lượng và trị giá trên C/O cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU nhằm tránh hiện tượng sửa chữa, cạo, tẩy số liệu... Đến nay sau gần 3 năm triển khai giải pháp trên, số lượng C/O giả và sửa chữa chứng từ đã giảm rất nhiều.
Đồng thời từ phí Hàn Quốc, Bộ Cơng thương Việt Nam và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc ký Biên bản ghi nhớ về việc hỗ trợ hành chính và hợp tác trong lĩnh vực cấp và kiểm tra xuất xứ (C/O). Biên bản ghi nhớ tạo thuận lợi cho việc hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực cấp và kiểm tra C/O Mẫu AK, trao đổi thông tin, số liệu giữa hai bên, nhất là trong các trường hợp nghi ngờ về gian lận, giả mạo C/O, hạn chế thấp nhất các hành vi gian lận thương mại. Đây cũng là cơ sở để trao đổi số liệu, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng hệ thống chứng nhận điện tử, giảm bớt các chứng từ và thủ tục, xử lý nhanh các khó khăn, vướng mắc, góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hai nước.