Thực trạng thất thu thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 33 - 51)

2.1.2 .Tổ chức bộ máy quản lý Chi cục thuế quận Tây Hồ

2.2.2. Thực trạng thất thu thuế

2.2.2.1. Thất thu về đối tượng nộp thuế

Là một trong những quận liền kề trung tâm Thủ đơ, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, có vị trí địa lý thuận lợi, với nhiều lợi thế mà các quận, huyện khác khơng có được. Đặc biệt, có Hồ Tây là một thắng cảnh đẹp vô cùng q giá của Thủ đơ, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khá đồng bộ, có nhiều làng nghề truyền thống,...Nhờ việc tận dụng những lợi thế sẵn có cùng những đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh quận đã dần thu hút ngày càng nhiều DN đến sản xuất kinh doanh đặc biệt là DN NQD, cụ thể số lượng DN NQD trên địa bàn quận quản lý đều tăng qua các năm và thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp NQD theo loại hình

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Qua biểu đồ trên có thể dễ dàng nhận thấy số lượng DN NQD trên địa bàn quận quản lý không ngừng tăng lên. Công ty TNHH và công ty Cổ phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN NQD quận đang quản lý. Năm 2015, số lượng công ty TNHH là 4145 công ty, chiếm tỷ trọng 58,52% , tăng 756 công ty so với năm 2013. Đối với cơng ty cổ phần, năm 2013 có 2408 cơng ty nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 2850 công ty, chiếm tỷ trọng 40,24% trong tổng số lượng DN NQD đang hoạt động. Với DNTN năm 2015 là 76 công ty, so với năm 2013 tăng thêm 2 công ty.

Với số lượng DN không ngừng tăng lên cùng với sự đa dạng hóa về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, trong những năm qua Chi cục thuế quận Tây Hồ đã tích cực thực hiện các biện pháp chống thất thu về đối tượng nộp thuế như sau:

Một là, chống thất thu qua việc tăng cường quản lý hoạt động đăng ký và cấp mã số thuế

Khi một DN được thành lập phải thực hiện ngay việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong hồ sơ đăng ký thuế, DN phải kê khai rõ tất cả các thông tin liên quan về DN để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Khi hồ sơ đã đầy đủ và đúng thủ tục, CQT sẽ tiến hành cấp MST cho DN. MST được dùng để khai nộp cho tất cả các loại thuế, giao dịch và gắn liền với DN từ khi hình thành đến khi chấm dứt hoạt động. Thông tin về DN đăng ký kinh doanh sẽ được Sở kế hoạch đầu tư chuyển sang cho cơ quan thuế. Chính sự phối hợp này đã tránh được tình trạng DN lợi dụng thời gian chênh lệch giữa việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế để trốn thuế.

Hai là, thu thập nguồn dữ liệu về đối tượng nộp thuế

Thông tin về đối tượng nộp thuế là yêu cầu quan trọng đảm bảo chống thất thu thuế nộp vào NSNN, nhận thấy được tầm quan trọng đó Chi cục đã chủ động thu thập và cập nhật các dữ liệu liên quan đến DN NQD như:

- Thu thập các thông tin định danh của DN NQD , bao gồm: Tên DN NQD , địa chỉ, mã số thuế, nơi đăng ký địa bàn sản xuất hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh.

- Thu thập các số liệu liên quan đến tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN NQD trên địa bàn. Đối với những DN NQD mới chuyển từ nơi khác tới có thể tìm kiếm thơng tin từ cơ quan thuế đã từng quản lý, các số liệu gồm có: Số liệu về hồ sơ khai thuế qua từng kỳ, số liệu khai thuế GTGT qua các năm, số liệu về tình hình hồn thuế, nợ thuế GTGT.

- Thu thập các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN NQD , đó là: các báo cáo tài chính, lợi nhuận, cổ tức, các chỉ tiêu cân đối kế tốn và kết quả hoạt động kinh doanh…Từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động của DN, kiểm soát số thu nộp các DN nộp vào NSNN, khi nhìn nhận được tình hình thực tế sẽ dễ dàng phát hiện sai phạm khi có nghi ngờ gian lận, trốn thuế.

- Liên tục theo dõi sự thay đổi của tất cả các thông tin nêu trên của DN NQD để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của DN, kiểm soát số lượng thực đang hoạt động trên địa bàn quận quản lý.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của các DN NQD trên địa bàn quận quản lý

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DN đang hoạt động 2825 3257 3824 DN ngừng HĐ đã đóng MST 395 425 441 DN ngừng HĐ chưa đóng MST 2539 2610 2667 DN tạm nghỉ KD có thời hạn 68 94 102 DN chuyển địa bàn khác 55 62 48 Tổng 5882 6448 7082

Từ bảng trên thấy được Chi cục đã thường xuyên kiểm tra, rà sốt thơng tin của các DN NQD hoạt động trên địa bàn. Chia thành các đối tượng riêng để theo dõi nhờ đó việc quản lý thuận tiện và chính xác hơn, tránh tình trạng thất thu NSNN.

Trong nhiều năm qua, cơng tác chống thất thu về đối tượng nộp thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên Chi cục cịn gặp nhiều khó khăn do số lượng DN NQD khơng ngừng tăng lên từ đó các cán bộ thuế phải đối mặt với sự quá tải khi một cán bộ thuế phải quản lý quá nhiều DN dẫn tới khơng quản lý sát sao tình hình hoạt động của DN. Bên cạnh đó tình trạng DN NQD bỏ trốn hay xin cơ quan thuế tạm dừng hoạt động nhưng thực tế vẫn tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh dẫn tới tình trạng số tiền nợ đọng thuế lớn.

 Nhận xét:

 Khó khăn

- Số lượng DN NQD trên địa bàn tăng lên trong khi số lượng cán bộ thuế quản lý còn mỏng

- Việc thu thập thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý DN NQD cịn gặp nhiều khó khăn do một số DN NQD trên địa bàn thực hiện việc khai báo thông tin cho cơ quan thuế cịn chưa kịp thời, chính xác. Việc cập nhật thơng tin DN NQD trên địa bàn vào sơ đồ quản lý chưa kịp thời dẫn tới thất thu thuế vẫn xảy ra.

 Nguyên nhân

Có thể thấy Chi cục cịn tồn tại những thực trạng như trên là do đối với DN NQD Chi cục chưa quản lý sát sao, lợi dụng điều đó vẫn xảy ra tình trạng DN làm đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh, hay không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để không phải nộp thuế. Mặt khác, quy định hiện nay về thành lập và giải thể DN dễ dàng, cho nên có nhiều DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời

hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng khơng đăng ký thuế. Trong khi đó, chế tài để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do đó tạo kẻ hở cho các DN vi phạm. Từ những ngun nhân đó khiến tình trạng thất thu vẫn xảy ra trên địa bàn quận.

2.2.2.2. Thực trạng chống thất thu về căn cứ và phương pháp tính thuế

Chống thất thu về căn cứ và phương pháp tính thuế là việc làm quan trọng, bởi với mục tiêu lợi nhuận các DN NQD dùng mọi thủ đoạn để giảm bớt số thuế phải nộp, hay thậm chí là gian lận, trốn thuế. Do đó cơ quan thuế thường tập trung vào: xác định đúng doanh thu bán hàng, doanh số bán ra, thuế suất của từng nhóm hàng hóa. Những khoản này thường chứa đựng nhiểu rủi ro liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế . Chú trọng kiểm tra đối với những doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp khấu trừ với doanh thu lớn.

Để chống thất thu về căn cứ tính thuế trong thuế GTGT, Chi cục đã tiến hành các biện pháp như sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ DN NQD do có nhiều

thay đổi về chính sách pháp luật Thuế trong đó luật thuế GTGT cũng sửa đổi nhiều nội dung cùng với ứng dụng, nâng cấp nhiều phần mềm hỗ trợ NNT. Nhờ đó giúp DN NQD có những hiểu biết, nắm bắt được thơng tin về chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, giảm thiểu tình trạng thất thu NSNN.

Ngay từ đầu năm 2015, Chi cục thuế đã chủ động phối hợp với phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cục thuế Hà Nội, trung tâm văn hóa quận và UBND các phường tổ chức tốt việc tuyên truyền và hỗ trợ các chính sách thuế, truyền tải thơng tin đến người nộp thuế bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú như: niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của Chi cục, phát trên hệ thống loa phóng thanh của phường, gửi thông báo đến NNT, gửi qua đường thư điện tử cho những DN kê khai thuế qua mạng, tổ chức tập huấn

chính sách thuế mới cho tồn thể cán bộ cơng chức và 100% DN trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền các chính sách thuế mới như nghị định số 12/2015/NĐ- CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Hai là, tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối vơi DN NQD trên địa bàn

Trong những năm vừa qua, nhằm đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế GTGT đối với các DN NQD trên địa bàn, công tác kiểm tra thuế tại Chi cục được đẩy mạnh. Qua kiểm tra thuế đã phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật thuế, xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện sai phạm, từ đó có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các đối tượng nộp thuế có động cơ gian lận, trốn thuế.

Các DN bị xử lý qua thanh kiểm tra phát hiện vi phạm bởi các hành vi như: kê khai thiếu và bỏ sót doanh thu, khơng kê khai doanh thu, kê khai sai thuế suất để làm giảm số thuế GTGT, sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ thuế không đúng qui định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hố mua vào khơng phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hố chịu thuế và khơng chịu thuế không phân bổ theo qui định, vi phạm chế độ kế tốn, khơng thực hiện chế độ sổ sách kế tốn theo qui định dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện ấn định thuế.

Thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, nộp thuế của các DN NQD để đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu thuế góp phần quan trọng vào việc hồn thành vượt mức dự tốn thu NSNN.

Thực hiện quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục thuế ban hành, trong những năm qua, Chi cục đã đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và công tác kiểm tra chống thất thu NSNN.

Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá rủi do đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác chống thất thu NSNN.

Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy định, bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của các DN NQD trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các DN có rủi ro về việc kê khai thuế.

Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy trình, hàng năm các cán bộ kiểm tra thuộc Chi cục thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các DN có dấu hiệu rủi ro về thuế để lập danh sách các DN phải kiểm tra theo tiêu chí của quy trình đề ra.

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, các loại hồ sơ khai thuế theo quý, các loại hồ sơ khai thuế theo năm của người nộp thuế được giao.

Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế: Theo quy định, đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thơng tin, tài liệu; khơng có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế. Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 1 và lần 2 yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, nếu người nộp thuế khơng giải trình được mới ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế

Đvt: triệu đồng

Năm

Kết quả xử lý hồ sơ khai thuế

Tổng số Số HS chấp nhận Số HS đề nghị kiểm tra tại DN 2013 14.375 13.800 427 2014 14.807 14.140 296 2015 14.576 14.576 328

Nguồn: Đội kiểm tra của Chi cục thuế quận Tây Hồ

Qua số liệu bảng trên cho thấy việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế càng ngày càng được quan tâm cụ thể năm 2015 là 14.576 hồ sơ, tuy nhiên có thể thấy với số lượng DN NQD tăng lên nhưng số lượng hồ sơ kiểm tra tại Chi cục thuế lại giảm so với năm 2014 là 231 hồ sơ chứng tỏ mức độ phức tạp của hồ sơ bên cạnh đó chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa thực hiện được việc ấn định thuế đối với các doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế. Cán bộ kiểm tra chủ yếu mới kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế về các chỉ tiêu chủ yếu trên hồ sơ khai thuế, chưa phân tích tính hợp lý, tính lơgic của số liệu trên hồ sơ khai thuế; đối với các đơn vị mới thành lập phát sinh doanh số lớn, cán bộ đã thực hiện đọc kỹ bảng kê hoá đơn đầu vào đầu ra, tiến hành xác minh hố đơn, ra thơng báo u cầu đơn vị giải trình để phát hiện ngăn chặn ngay việc các đơn vị thành lập để mua bán hoá đơn.

Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng, số cán bộ làm cơng tác kiểm tra cịn ít. Mỗi cán bộ kiểm tra phải theo dõi quản lý hơn 200 DN nên không thể thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế. Do đó, vẫn cịn tình trạng DN trốn thuế, lách luật mà chưa bị phát hiện xử lý.

Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:

Trong năm Chi cục đã chỉ đạo đội kiểm tra thuế xây dựng kế hoạch cụ thể, phân cơng giao chi tiết đến từng nhóm. Các đồn kiểm tra thực hiện kiểm tra chéo giữa các địa bàn, thực hiện giám sát chặt chẽ tiến độ, nhật ký kiểm tra thực hiện báo cáo kịp thời lạnh đạo đội và lãnh đạo Chi cục.

Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch (số lượng)

Hoàn thành (số lượng) Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Tổng số truy thu, phạt, truy hoàn( triệu đồng) 2013 303 128 42.2 8.153 2014 330 210 63.6 16.560 2015 392 334 42.8 21.449

Nguồn: Đội kiểm tra của Chi cục thuế quận Tây Hồ

Trong năm 2015 đã có kết luận kiểm tra của 334 doanh nghiệp, giảm số thuế GTGT được khấu trừ 2.155 triệu đồng, giảm số lỗ 47.419 triệu đồng, tổng số thuế truy thu truy phạt là 21.449 triệu đồng( trong đó truy thu 14.460 triệu đồng, tiền phạt 6.990 triệu đồng), đạt 85,4% kế hoạch được giao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận tây hồ (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)