Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng đt – PT hà nội (Trang 46 - 49)

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ch

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

Ngày nay số lượng các doanh nghiệp ngày một mở rộng, số lượng đông đảo, lại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nên sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp. Hơn nữa, kinh tế mở cửa, xuất hiện không chỉ là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngồi. Với trình độ cơng nghệ hiện đại, khả năng quản lý chuyên nghiệp và nguồn lực tài chính lớn mạnh, các doanh nghiệp nước ngồi thật sự là những đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế hơn hẳn. Ngồi ra, chính sách khống chế dư nợ tín dụng của NHNN nhằm ổn định kinh tế, phát triển bền vững cũng khiến cho các ngân hàng có những bước đi chậm lại phù hợp với thời kỳ.

- Môi trường kinh tế trong những năm gần đây thiếu sự ổn định. Giá dầu, giá vàng, giá lương thực, tỷ giá, lãi suất… biến động liên tục hàng ngày, hàng giờ. Khủng hoảng kinh tế từ những nước mạnh trên thế giới cũng đã tác động không nhỏ tới Việt Nam. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung đều gặp nhiều cản trở, chi phí đầu vào tăng mạnh, trong khi các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn do tỷ giá tăng cao. Hàng loạt các khó khăn dồn dập tác động vào hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

- Quản lý Nhà nước vẫn tồn tại nhiều sơ hở. Từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực đã có nhiều doanh nghiệp ra đời. Một mặt tích cực, điều này đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh đod cũng xuất hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp lừa đảo, sử dụng các hợp đồng giả để vay vốn. Trên thực tế, chưa có sự giám sát chặt chẽ, đầy đủ đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này, vì vậy uy tín chung của họ bị giảm sút, ngân hàng trở nên e ngại trong việc cho vay.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Trình độ năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được hết u cầu trong q trình thẩm định, chưa có khả năng thu thập và nắm bắt đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, từ đó dẫn đến hạn chế về chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn. Hầu hết đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng có trình độ chun mơn rất tốt, tuy nhiên phần lớn họ đều là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Họ còn e ngại khi tiếp xúc với các doanh nghiệp có khoản vay lớn, chưa thực sự am hiểu về doanh nghiệp, về lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, cơng việc thẩm định chính do cán bộ quan hệ khách hàng đảm nhận, phòng quản trị rủi ro là bộ phận thẩm định lại. Do đó, cán bộ quan hệ khách hàng phải đảm nhận nhiều cơng việc trong quy trình nên trình độ khơng được chun sâu như các nhà chun môn.

- Khi thẩm định và đưa ra các quyết định cho vay, ngân hàng còn đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo. Trong khi đối với rất nhiều các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển và thu lợi nhuận lớn nếu được đầu tư thích đáng về vốn, nhưng có thể do quy mơ hoạt động nhỏ, khả năng tài chính cũng như tiềm lực tài chính thấp đã làm cho họ khơng đáp ứng đủ điều kiện này.

* Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

- Nhiều doanh nghiệp hạn chế về khả năng hoạt động và khả năng tự tìm và lập dự án khả thi hiệu quả. Do đó các dự án thường kém tính khả thi và chưa thực hiệu quả, khó được ngân hàng chấp nhận. Điều này làm hạn chế và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Một số khách hàng của ngân hàng chưa thực sự tuân thủ đúng đắn quy định đã thoả thuận trong hợp đồng vay vốn. Họ thường tìm cách sử dụng vốn để đầu tư vào tài sản bằng cách sử dụng nguồn trả nợ để tự đầu tư, khi ngân hàng phát hiện ra thì việc khắc phục ngay lập tức là khó thực hiện được.

Ngồi ra, cịn có những trường hợp doanh nghiệp khơng hồn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nên không đủ nguồn để trả nợ.

- Một số doanh nghiệp có dự án khả thi đã vay được vốn của ngân hàng nhưng do điều kiện khách quan sản phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu theo dự kiến, do đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng và doanh nghiệp khó trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Trên đây là một số nét về những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn mà chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội hiện có, là cơ sở quan trọng để ngân hàng đề ra giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, từng bước khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn. Đây là vấn đề cần được ngân hàng quan tâm, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng đt – PT hà nội (Trang 46 - 49)